Bác sỹ BV Nhi khuyến cáo 5 mức độ từ nhẹ đến nguy kịch khi trẻ mắc Covid-19 để quyết định nên Ở NHÀ hay đưa đến BỆNH VIỆN
Khi phát hiện trẻ mắc Covid-19, phụ huynh cần hết sức bình tĩnh để đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh. Từ đó, quyết định để trẻ cách ly tại nhà hay đưa đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
- 24-02-2022Bác sỹ BV Bưu Điện: Danh sách các loại thuốc 5 ĐƯỢC- 3 KHÔNG mà các F0 người lớn và trẻ nhỏ cần ghi nhớ khi điều trị tại nhà
- 06-01-2021Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố đã cấp cứu thành công cho bé trai 3 tuổi bị đột quỵ não
- 23-12-2020Nghẹn lòng những lá thư gửi ông già Noel ở bệnh viện nhi: "Cầu mong ông ban phép màu cho con hết bệnh về với gia đình"
- 19-03-2020Thông điệp đáng yêu của y bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố giữa mùa dịch Covid-19: "Chúng tôi đi làm vì bạn. Xin bạn hãy ở nhà vì chúng ta!"
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ em là một trong những nhóm tuổi có nguy cơ mắc COVID-19 tương tự các nhóm tuổi khác. Đặc biệt, tỷ lệ mắc sẽ cao hơn ở trẻ dưới 12 tuổi chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh. Và thực tế là số ca mắc COVID-19 ở trẻ em đang tăng mạnh những ngày qua tại khu vực Hà Nội.
Phần lớn trẻ mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc nhẹ. Trong đó, triệu chứng viêm hô hấp trên hoặc tiêu hoá (55%), trung bình (40%), nặng (4%), nguy kịch (0,5%).
Trẻ nhũ nhi <12 tháng tuổi có nguy cơ cao diễn tiến nặng. Trẻ mắc COVID-19 thường ở thể nhẹ, vì thế tỉ lệ nhập viện ít hơn so với người lớn (chỉ 1-2%).
Khi nghi nhiễm hoặc trẻ đã nhiễm, các cha mẹ cần bình tĩnh đánh giá nguy cơ của trẻ theo các yếu tố: nhiệt độ, tri giác, biểu hiện ho, khó thở, nôn, tiêu chảy, ăn uống kém,…
4 mức độ bệnh ở trẻ mắc Covid-19
Mức độ nhẹ: Trẻ không có triệu chứng lâm sàng hoặc triệu chứng nhẹ như sốt, đau họng, ho, chảy mũi, tiêu chảy, nôn, đau cơ, ngạt mũi, mất khứu/vị giác, không có triệu chứng của viêm phổi. Nhịp thở trẻ bình thường, không có biểu hiện của thiếu oxy.
Cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến những biểu hiện ở trẻ mắc Covid-19 để biết con của mình đang ở mức độ bệnh ra sao. Ảnh: UNICEF Viet Nam
Mức độ trung bình: Trẻ có triệu chứng viêm phổi nhẹ, vẫn tỉnh táo nhưng mệt, ăn uống ít, sốt cao không hạ nhiệt, môi khô, tiểu ít. Các biểu hiện không tiến triển trong 24 – 48h, SpO2 (độ bão hòa oxy trong máu) 94 – 95%.
Mức độ nặng: Trẻ có một trong các dấu hiệu gồm triệu chứng viêm phổi nặng nhưng chưa có dấu hiệu nguy hiểm đe dọa tính mạng. Trẻ thở nhanh kèm co rút ngực hoặc thở rên, phập phồng cánh mũi, khó chịu, quấy khóc, ăn uống khó, sốt cao liên tục.
Mức độ nguy kịch: Trẻ có các dấu hiệu như suy hô hấp nặng SpO2 dưới 90%, cần đặt nội khí quản. Kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm đe dọa tính mạng như tím tái, rối loạn nhịp thở, ý thức giảm khó đánh thức hoặc hôn mê, bỏ hoặc không ăn uống được.
Khi trẻ mắc COVID-19 mức độ nhẹ thì cha mẹ nên tự chăm sóc và điều trị cho con tại nhà. Việc chăm sóc trẻ cần tuân theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tránh việc tự ý dùng thuốc. Bên cạnh đó, người chăm sóc cần chú ý theo dõi các dấu hiệu bệnh chuyển nặng để đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, tránh tình trạng "lựa chọn bệnh viện" làm ảnh hưởng đến thời điểm "vàng" xử lý các biến chứng của trẻ.
Doanh nghiệp và tiếp thị
Sự kiện: F0 - Không hốt hoảng
Xem tất cả >>- Bác sĩ ĐH tư vấn trực tuyến: "HẬU COVID KHÔNG ĐÁNG SỢ"
- Táo đỏ là “thần dược” bổ phổi, kết hợp thêm 2 thứ giúp thải độc, dưỡng tim mạch, F0 khỏi bệnh nên bồi bổ ngay hậu Covid
- Trẻ F0 bị ho nhiều, ho có đờm, đau họng có nên dùng kháng sinh không?
- 1 món ăn có giá đắt hơn thịt, được ví 'tốt ngang tổ yến' được nhiều F0 hậu Covid-19 tìm mua ăn
- Lưu ý khi dùng tâm sen trị mất ngủ hậu COVID-19