Bài học cuộc đời của CEO Microsoft từ cậu con trai đoản mệnh: Sự đồng cảm
Bài học đắt giá từ chính người con trai yêu quý đã giúp CEO Satya Nadella của Microsoft thành công trong công việc và trong mối tương quan với mọi nhân viên.
- 01-03-2022Con trai duy nhất của CEO Microsoft qua đời khi vừa 26 tuổi
- 01-03-2022Những ‘quả bom’ âm ỉ ở Ukraine có nguy cơ trở thành một thảm họa không biên giới
- 01-03-2022Phương Tây đồng loạt nhắm vào "đầu não kinh tế", khiến Nga có tiền mà không thể tiêu
Đồng cảm là bài học lãnh đạo lớn nhất
Sư đồng cảm, hay khả năng chia sẻ cảm xúc và kết nối với người khác là một kỹ năng quan trọng để nuôi dưỡng thành công.
Trong một tập podcast Hello Monday của Linkendln, Giám đốc điều hành Satya Nadella của Microsoft đã chia sẻ một trong những bài học lớn nhất mà ông nhận được sau khi con trai ông là Zain Nadella được chẩn đoán mắc chứng bại não.
Zain Nadella, 26 tuổi, vừa được thông báo là đã qua đời vào sáng thứ Hai, ngày 28/2. Theo Good Housekeeping, Zain được chẩn đoán mắc chứng bại não khi mới sinh ra. Bằng cách đồng cảm với con trai mình, Nadella không chỉ hiểu được cảm xúc của người khác, ông còn cảm nhận được cách mọi người nhìn nhận thế giới.
Tại nơi làm việc, điều này đồng nghĩa với một người lãnh đạo thực sự quan tâm đến nhân viên hay đồng nghiệp của mình.
Nadella nói trên podcast: "Đạt được sự đồng cảm với đồng nghiệp của mình có lẽ là cách tốt nhất để tiến bộ hơn trong sự nghiệp. Nếu bạn có sự đồng cảm với mọi người, họ sẽ làm tốt nhất phần việc của mình và giúp bạn đạt được sự thăng tiến".
Lời khuyên của Nadalla về sự đồng cảm với nhân viên còn được minh chứng bới các nghiên cứu. Theo Báo cáo về Sự thấu cảm tại nơi làm việc do công ty quản lý phúc lợi Businessolver nghiên cứu, 82% nhân viên sẽ cân nhắc rời bỏ công việc của họ để đến với một tổ chức có sự đồng cảm cao hơn.
Báo cáo cũng cho thấy 72% CEO cho biết công ty của họ cần nhiều sự đồng cảm hơn, nhưng nhiều người không biết cách thể hiện điều đó. Nếu một công ty thiếu đi sự đồng cảm, nhân viên thường mất tập trung hơn và có kỹ năng lắng nghe kém hơn.
Các nhà điều hành hàng đầu khác cũng từng đưa ra quan điểm giống với Nadella. Chẳng hạn như Hilton, nhà sáng lập tài năng của tập đoàn khách sạn khổng lồ, luôn đánh giá cao việc tuyển những nhân viên coi trọng sự đồng cảm. Giám đốc điều hành Apple Tim Cook cũng khuyến khích các sinh viên dành sự đồng cảm cho nhau. Ông cho biết điều này sẽ có tác động đến những giải pháp mà họ cung cấp cho khách hàng trong suốt sự nghiệp của mình.
Nadella cho biết sự đồng cảm là kỹ năng mà mọi nhân viên nên phát triển trong sự nghiệp của họ. Đây là lý do sự đồng cảm đóng vai trò quan trọng trong chiến lược lãnh đạo của Nadella.
Sự đồng cảm cần hình thành theo thời gian
Ban đầu, Nadella cảm thấy rất khó khăn khi nhận được tin con trai bị mắc bệnh bại não. Ông thậm chí còn nhớ lại năm tháng đó như "bước ngoặt đau thương" trong cuộc đời mình. Nhưng dần dần, ông đã học được cách đồng cảm.
Nadella nói rằng con trai ông có những thách thức mà chính bản thân ông cũng cần vượt qua với tư cách là một người cha để hỗ trợ tốt nhất cho con. Tình cảnh khuyết tật của con trai đã thôi thúc ông tập trung vào việc làm và khiến môi trường làm việc dễ tiếp cận hơn.
Nadella nói: "Ngay cả với con trai của mình, tôi cũng gặp khó khăn khi không thể đặt mình vào vị trí của con". Thông qua việc hiểu cảm xúc của con trai mình, ông có thể kết nối nhiều hơn với chính gia đình của mình.
Nadella đã áp dụng chiến lược này tại Microsoft, nơi ông học cách lắng nghe và xác định nhu cầu của nhân viên. Nhân viên tin rằng các đồng nghiệp thể hiện sự đồng cảm bằng cách giúp đỡ lẫn nhau, cho dù đó là giúp đồng nghiệp báo cáo hoặc nói ra những khó khăn của họ trong công việc.
Đồng cảm giúp xây dựng mối quan hệ với nhân viên
Nghiên cứu cho thấy rằng sự đồng cảm là một trong những công cụ tốt nhất mà các nhà lãnh đạo có thể sử dụng để thành công trong mối quan hệ với nhân viên.
Một chiến lược khác mà Nadella kết hợp với sự đồng cảm là "tư duy phát triển". Nói đơn giản thì đó là niềm tin rằng các kỹ năng phát triển nhờ làm việc chăm chỉ. Ví dụ, Microsoft đánh giá hiệu suất của nhân viên một phần dựa trên mức độ họ đã giúp đồng nghiệp của mình thành công.
Tuy nhiên, bạn không thể "bật nút đồng cảm", Nadella nói. Từ những gì mà ông và người con trai quá cố đã trải qua, ông tin rằng việc xây dựng sự đồng cảm đòi hỏi thời gian và sự quan tâm đặc biệt đến nhu cầu của người khác. Song, ông cũng khẳng định rằng đồng cảm là khả năng bẩm sinh của mỗi người.