MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bài học tài chính cuối năm: Bão giá ập đến, người trẻ nhận ra không thể sống nhờ 1 nguồn thu nhập

16-01-2023 - 21:48 PM | Lifestyle

Rất nhiều người trẻ lựa chọn đa dạng nguồn thu nhập để không cần cắt giảm chi tiêu trong thời bão giá.

Khi được hỏi về tình hình tài chính cuối năm có bị ảnh hưởng do làn sóng sa thải hàng loạt hay không, Ngọc Thanh (26 tuổi, chuyên viên tài chính) cho biết: "Làm trong ngành tài chính được vài năm, mình hiểu được một điều rằng - những người chỉ sống dựa vào 1 nguồn thu nhập bị ảnh hưởng rất nặng nề mỗi khi thị trường kinh tế có chuyển biến không tốt. Không kể đâu xa, tình trạng bão giá kéo dài cả nửa năm qua đã khiến nhiều dân văn phòng sống dựa vào lương cảm thấy khó khăn trong việc chi tiêu và tiết kiệm''.

Cũng với câu hỏi tương tự, Dương (29 tuổi, Hà Nội) làm ngân hàng chia sẻ một câu chuyện nhỏ: "Khoảng vài tháng trước, mình có tư vấn làm thủ tục tín dụng cho 1 người em quen biết. Bản thân bạn ấy có 1 công việc tốt và một mức thu nhập ổn định (hơn 20 triệu đồng) nên hồ sơ nộp và được duyệt luôn. Nhưng điều khiến mình thắc mắc, là tại sao với mức lương cao hơn trung bình như thế, bạn vẫn phải vay ngân hàng để có tiền duy trì cuộc sống.

Mấy tháng sau, mình mới biết được chuyện công ty bạn cắt giảm nhân sự. Nếu nhân viên nào được giữ lại làm, thì cũng bị giảm lương hoặc không còn chế độ đãi ngộ tốt như trước. Không chỉ riêng bạn đó, mà còn nhiều người xung quanh mình đều gặp tình trạng tương tự. Và điểm chung của họ, là chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất từ lương hàng tháng''.

Cả Thanh và Dương đều cho biết, bản thân họ không gặp quá nhiều vấn đề về tài chính cá nhân khi bão giá khiến mọi thứ trở nên đắt đỏ. Ngược lại, họ vẫn chi tiêu khá thoải mái và tiết kiệm được tiền do có nhiều hơn 1 nguồn thu nhập!

 Bài học tài chính cuối năm: Bão giá ập đến, người trẻ nhận ra không thể sống nhờ 1 nguồn thu nhập - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ - Pexels)

Rủi ro khi chỉ có 1 nguồn thu nhập duy nhất

Câu chuyện mà Dương (29 tuổi) chia sẻ không chỉ dừng lại ở đó: "Có cơ hội tiếp xúc với nhiều khách hàng, thảo luận cùng họ về vấn đề tài chính, mình nhận ra 1 điều rằng: Rất nhiều người chấp nhận sống ở mức thu nhập hiện tại của họ. Tức là, lương 10 triệu sống cũng đủ mà 5 triệu cũng xong. Một khi bạn chấp nhận hài lòng với mức thu nhập hiện tại, thì khi kinh tế khó khăn, bạn sẽ có xu hướng chi tiêu tiết kiệm hơn mà không nghĩ đến việc tăng thu nhập bằng những cách khác.

Ví dụ như trường hợp người em mình quen biết. Từng sở hữu mức lương 20 triệu/tháng, có thể nói là thoải mái chi tiêu ở Hà Nội. Thậm chí là có dư để tiết kiệm. Nhưng khoảng thời gian sau này, khi bị cắt giảm tiền lương, do chưa kiểm soát được chi tiêu trong lúc bão giá, nên đã dính vào vòng quay của nợ nần. Cứ liên tục nhận lương rồi trả nợ, không 1 đồng dư. Cho đến thời điểm hiện tại, bạn ấy vẫn chỉ duy trì 1 nguồn thu từ lương, và chọn cách tiết kiệm nhiều nhất để có thể trả nợ.

Nguy hiểm nhất của việc kiếm tiền từ nguồn thu ổn định, là nếu như nguồn thu đó gặp rủi ro, thì những chi tiêu trong cuộc sống cũng ngay lập tức bị ảnh hưởng theo''.

Còn đối với Ngọc Thanh (26 tuổi), đã rất nhiều lần rơi vào tình trạng cháy túi khi chỉ có 1 nguồn thu nhập từ lương: "Khi mới ra trường, khoảng 1 năm đầu tiên mình không dư ra được đồng nào để tiết kiệm. Làm ra đến đâu thì tiêu đến đó. Không phải do tiêu hoang, mà mức lương chưa nổi 10 triệu đó không đủ sống ở Hà Nội. Tiền nhà và sinh hoạt cơ bản khoảng 3,5 triệu, tiền ăn 2 triệu, xăng xe 500k, mua sắm vật dụng cần thiết 2 triệu. Số còn lại chi tiêu vào những trường hợp phát sinh hàng tháng. Làm cả năm, đến cuối năm cũng chẳng dư đồng nào để ăn Tết. Chính vì nhiều lần gặp phải tình trạng cháy túi như thế, mình tự nhủ bản thân không thể sống mãi với mức thu nhập đó được.

Qua đến năm thứ 2 đi làm, mình nhận ra nếu không gia tăng thu nhập thì sẽ chẳng bao giờ có dư. Thời điểm mình chuyển qua làm mảng tài chính, được tiếp xúc với cơ hội kiếm tiền nhiều hơn, mình gần như không còn phụ thuộc vào tiền lương hàng tháng nữa. Ngoài nguồn thu nhập cố định là lương, mình còn học hỏi để đầu tư thêm các ngách nhỏ trong tài chính để kiếm thêm tiền''.

 Bài học tài chính cuối năm: Bão giá ập đến, người trẻ nhận ra không thể sống nhờ 1 nguồn thu nhập - Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ - Pexels)

Đa dạng thu nhập để thoải mái chi tiêu mà vẫn có tiền tiết kiệm

Theo đó, Ngọc Thanh cho rằng: ''Với mình, lời khuyên sai lầm nhất là hãy tiết kiệm càng nhiều càng tốt. Vì có tiết kiệm đến thế nào đi nữa, mà không gia tăng nguồn thu thì mình không thể đuổi kịp bão giá. Thay vào đó, mình lựa chọn kiếm tiền nhiều hơn, bằng cách đa dạng thu nhập. Không chỉ sống phụ thuộc vào lương, hiện tại, mình đang có thêm 1 vài nguồn thu phụ từ việc góp vốn kinh doanh và đầu tư.

Việc kiếm tiền từ những cách thụ động như thế, mình sẽ không mất quá nhiều công sức để đi làm, mà tiền vẫn đẻ ra tiền. Vài năm trở lại đây, mình đã không còn rơi vào tình trạng dù tiết kiệm nhưng vẫn không có dư. Thay vào đó, mình có thể chi tiêu thoải mái trong thời bão giá, kinh tế khó khăn, mà vẫn dư ra khoản tiền đều đặn hàng tháng bỏ vào tài khoản tiết kiệm ngân hàng. Cuối năm tổng kết lại thì cũng là một con số không nhỏ''.

Nhưng việc kiếm được tiền từ đầu tư không phải dễ, dù bạn là dân chuyên tài chính. Nếu được, hãy học đầu tư từ những người có kiến thức chuyên môn, đã từng chinh chiến trên thị trường chứng khoán. Vì theo Ngọc Thanh: "Cách học đầu tư nhanh nhất, là học từ sai lầm của những người đi trước''.

Thanh cho biết, việc làm trong ngành tài chính giúp anh hiểu rõ được cách vận hành của dòng tiền. Nhưng dù bản thân là dân chuyên tài chính, Thanh vẫn gặp nhiều khó khăn khi đầu tư: "Việc tìm hiểu những thông tin về thị trường, về doanh nghiệp, về mã cổ phiếu không quá khó. Nhưng để đưa ra được quyết định đầu tư trong ngắn hạn hay dài hạn thì không phải ai cũng làm được.

Có rất nhiều hội nhóm phím hàng trên mạng xã hội đánh bóng chứng khoán, trao đổi, cung cấp thông tin nhiễu, khiến nhiều nhà đầu tư mất tiền oan. Những người bạn của mình đã không ít lần sập bẫy, chỉ vì không tìm hiểu thông tin kỹ càng lúc mới bước vào thị trường. Chính vì vậy, mình không tham gia đầu tư khi bản thân chưa chuẩn bị kiến thức''.

 Bài học tài chính cuối năm: Bão giá ập đến, người trẻ nhận ra không thể sống nhờ 1 nguồn thu nhập - Ảnh 3.

(Ảnh minh hoạ - Pexels)

Ngọc Thanh cho biết, thay vì bỏ thời gian, công sức để học ở ngoài, anh lựa chọn sử dụng KB Buddy, một ứng dụng được phát hành bởi Chứng khoán KB Việt Nam để được tiếp cận với luồng thông tin chính thống.

Tính năng Thanh đặc biệt yêu thích trong ứng dụng này là Câu lạc bộ Prime Club. Prime Club sẽ đồng hành cùng nhà đầu tư với các thông tin chiến lược và khuyến nghị đầu tư từ đội ngũ chuyên gia có chứng chỉ hành nghề, dày dặn kinh nghiệm, am hiểu thị trường của KBSV. Từ đây, nhà đầu tư có thể giảm thiểu được những rủi ro tiềm ẩn, tổn thất không đáng có khi tham gia các hội nhóm đầu tư chứng khoán không chính thống. KB Buddy hiện miễn phí tính năng này trong 1 năm sử dụng đầu tiên của người dùng.

Ngoài ra, KB Buddy cũng cung cấp các bộ lọc và khuyến nghị cổ phiếu đa dạng, giúp nhà đầu tư có nhiều lựa chọn phù hợp với định hướng và nhu cầu, và chức năng cảnh báo giúp nhà đầu tư không bỏ lỡ các cơ hội mua bán cổ phiếu khi đến mức giá mong muốn.

Từ sau khi sử dụng chức năng này trong ứng dụng KB Buddy, Thanh cảm thấy được trang bị kiến thức sâu sắc hơn về đầu tư tài chính, và tự tin hơn nhiều khi đưa ra quyết định trước sự biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Không chỉ riêng Thanh lựa chọn việc đầu tư để có thêm nguồn thu phụ, Dương cũng cho biết: ''Nhiều người vẫn nói làm ngân hàng lương cao, ổn định. Những dịp lễ Tết lại nhận được mức thưởng nhiều người mơ ước. Nhưng ai làm trong ngành rồi mới hiểu, nếu chỉ sống dựa vào mỗi tiền lương hàng tháng được trả, thì sẽ rất ít người có dư. Thay vào đó, dân ngân hàng biết tận dụng lợi thế của mình hơn trong việc sử dụng đồng tiền. Để từ đó, họ xây dựng được nguồn vốn cho riêng mình và sử dụng để đầu tư, khiến tiền đẻ ra tiền.

Rất nhiều người mình biết đều có mục tiêu đầu tư rất rõ ràng. Không chỉ tập trung vào những khoản đầu tư dài hạn và an toàn như bảo hiểm và vàng, mà đa số đều có khoản đầu tư chứng khoán. Tuy rằng có rủi ro nhưng lợi nhuận lại cao hơn nhiều. Và để có được những quyết định đúng đắn trong đầu tư chứng khoán, mình lựa chọn sử dụng ứng dụng KB Buddy để không bỏ lỡ cơ hội mua bán cổ phiếu khi đạt mức giá mong muốn. Từ đó, xây dựng được bức tranh tài chính an toàn cho chính mình trong thời bão giá!".

Theo Nguyễn Quỳnh Trang

Trí thức trẻ

Trở lên trên