MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bài học thực tế phũ phàng: Tai không bao giờ mắc lỗi, chính miệng mới gây ra hoạ

24-10-2023 - 19:57 PM | Sống

Chúng ta cần nhận ra sức mạnh của lời nói và tầm quan trọng của việc lắng nghe.

Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, truyền tải suy nghĩ, cảm xúc và thông tin. Ngôn ngữ cũng phản ánh các giá trị, phong tục và truyền thống của các quốc gia, các dân tộc khác nhau.

Ngôn ngữ có những tác động tích cực nhưng đồng thời, đôi khi nó hàm chứa một số điều tiêu cực. Vậy nên người ta mới có câu: "Hoạ từ miệng mà ra", hay "Tai không bao giờ phạm lỗi, chính cái miệng luôn gây ra rắc rối". Câu nói này không chỉ là lời cảnh báo mà còn thể hiện một số nguyên tắc quan trọng trong tâm lý học giữa các cá nhân.

Những người biết lắng nghe luôn nhẹ nhàng, điềm đạm. Còn những người lúc nào cũng nói huyên thuyên rất dễ gặp "tai bay vạ gió".

1. Sức mạnh của lời nói

Con người dựa vào giao tiếp để đáp ứng nhu cầu chính mình và kết nối với người khác. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng thể hiện bản thân hiệu quả. Khả năng và cách diễn đạt bằng lời nói rất quan trọng đối với các mối quan hệ.

Trong tâm lý học, chúng ta đều biết rằng sức mạnh của câu nói là vô hạn. Nó có thể chạm đến cảm xúc của người khác, khơi dậy sự đồng cảm hoặc có thể gây tổn thương, hiểu lầm. Ngôn ngữ là công cụ để bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu và có thể trực tiếp ảnh hưởng đến cảm xúc, thái độ của người khác.

Bài học xã hội tàn khốc: Tai không bao giờ mắc lỗi, chính miệng mới gây ra hoạ  - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, những lời nói tiêu cực có nhiều khả năng gây thay đổi tâm trạng và mâu thuẫn. Chẳng hạn khi bạn sử dụng ngôn từ mỉa mai, xúc phạm, người kia có thể bị tổn thương, tức giận, xấu hổ, dẫn đến mối quan hệ tan vỡ. Hay khi sử dụng từ ngữ chế nhạo ngoại hình, danh tính, phân biệt vùng miền,… cũng xúc phạm đến lòng tự trọng của người khác.

Ngoài ra, lời nói có thể gây ra hiệu ứng lây lan cảm xúc, truyền cảm xúc tiêu cực sang người khác, dẫn đến phản ứng dây chuyền mất kiểm soát cảm xúc. Khi nhận ra mình đã dùng từ sai, chúng ta cần thực hiện các bước để hàn gắn những mối quan hệ đã bị tổn hại.

Đầu tiên, chúng ta nên thừa nhận lỗi lầm và chân thành xin lỗi. Thứ hai, hãy tích cực lắng nghe cảm xúc và nhu cầu của người khác, đồng thời bày tỏ sự thấu hiểu và hỗ trợ. Quan trọng nhất, chúng ta nên học cách sử dụng các phương pháp giao tiếp mang tính xây dựng để bày tỏ ý kiến và nhu cầu của bản thân, đồng thời tôn trọng cảm xúc, quyền lợi người khác.

2. Nghệ thuật lắng nghe

Đôi tai là cửa sổ để chúng ta tiếp nhận thông tin và lắng nghe là một phần quan trọng trong mối quan hệ của con người. Khả năng và kỹ năng lắng nghe rất quan trọng trong việc xây dựng lòng tin cho các mối quan hệ. Hãy chú ý lắng nghe những gì người khác đang nói, bao gồm cả những cảm xúc và ý định được bày tỏ.

Hãy tham gia hoàn toàn vào cuộc trò chuyện, không ngắt lời người khác và hãy phản hồi phù hợp. Bằng cách lắng nghe, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về nhu cầu, mối quan tâm và kỳ vọng của người khác, qua đó sẽ xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn.

Bài học xã hội tàn khốc: Tai không bao giờ mắc lỗi, chính miệng mới gây ra hoạ  - Ảnh 2.

Đôi tai là cửa sổ để chúng ta tiếp nhận thông tin và lắng nghe là một phần quan trọng trong mối quan hệ của con người. (Ảnh minh hoạ)

Hãy tích cực tham gia cuộc trò chuyện. Điều này bao gồm việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể, giao tiếp bằng mắt và phản hồi để thể hiện sự tôn trọng dành cho người khác. Thông qua việc lắng nghe tích cực, chúng ta có thể tăng cường sự hiểu biết và đồng cảm.

Khi giao tiếp với người khác, bạn cũng nên lựa chọn lời nói cẩn thận và cân nhắc hậu quả có thể xảy ra. Tránh sử dụng những từ ngữ xúc phạm hoặc gây tổn thương. Thay vào đó, hãy dùng ngôn ngữ mang tính khích lệ và hỗ trợ hơn để truyền đạt suy nghĩ và ý kiến.

Trong xã hội này, chất lượng các mối quan hệ rất quan trọng đối với hạnh phúc và thành công. Vì thế khi giao tiếp với người khác, chúng ta cần nhận ra sức mạnh của lời nói và tầm quan trọng của việc lắng nghe.

Theo Ứng Hà Chi

Phụ nữ số

Trở lên trên