Bài học xương máu của tôi ở tuổi 35: Tránh xa 6 nhu cầu chi tiêu ảo, thu nhập giảm vẫn có thể tiết kiệm được tiền!
Tôi gọi đây là phương pháp tiết kiệm gián tiếp.
- 02-09-2024Quyết định táo bạo của mẹ 3 con: Giao con cho chồng, mua 1 căn hộ 96m2 và sống 1 mình 5 ngày trong tuần
- 02-09-2024Cặp đôi Vbiz là thành viên hội bạn Trấn Thành thông báo kết hôn ngày 10/9
- 02-09-2024Những trào lưu lan tỏa lòng yêu nước gây sốt mạng dịp Quốc khánh 2/9
Trong quá trình theo đuổi mục tiêu tiết kiệm để đạt được tự do tài chính, chúng ta sẽ gặp phải vô vàn trở ngại, một trong số đó là những “nhu cầu giả tạo” - thứ tưởng chừng rất hợp lý nhưng thực chất lại chẳng có tác dụng gì.
Những nhu cầu giả tạo này không chỉ tiêu tốn thời gian, tiền bạc, mà đôi khi còn khiến chúng ta bị lạm phát lối sống. Trong nhiều năm tự học, tự mày mò kiến thức quản lý tài chính và thử nghiệm các phương pháp khác nhau, tôi nhận ra chỉ cần kiểm soát được những nhu nhu cầu giả tạo trong chi tiêu, việc tiết kiệm sẽ trở nên vô cùng đơn giản, chẳng cần phải gắng gượng nữa.
Tôi gọi đây là phương pháp tiết kiệm gián tiếp, tập trung vào việc kiểm soát 5 nhu cầu giả tạo phổ biến nhất mà ai cũng từng mắc phải.
1 - Mua sắm theo xu hướng
Mua sắm theo xu hướng chỉ có tác dụng thỏa mãn sự phù phiếm trong ngắn hạn, hoàn toàn không có lợi cho việc lập kế hoạch tài chính dài hạn. Ví dụ đơn cử như việc bạn quyết định “lên đời” chiếc điện thoại hiện tại của mình dù nó vẫn còn đang hoạt động tốt, chưa bị chai pin cũng chẳng có bất kỳ lỗi kỹ thuật nào. Lý do duy nhất khiến bạn quyết định bán nó đi, chi thêm tiền để mua chiếc điện thoại mới chỉ đơn giản là sản phẩm mới ra mắt trông có vẻ thời thượng hơn.
Mua sắm theo xu hướng là hành vi mù quáng, dù đó là những sản phẩm đắt đỏ như đồ công nghệ hay những món đồ tưởng chẳng đáng là bao, thì việc này cũng sẽ ngốn của bạn không ít tiền mà chẳng mang lại giá trị thực nào. Thử hỏi, có đáng không?
2 - Tham đồ giảm giá, đồ “tặng kèm”
Trên thực tế, những món đồ cộp mác “giảm giá 50%” hoặc “mua 1 tặng 1”, chỉ là chiêu trò marketing tiêu thụ hàng tồn kho sắp hết hạn hoặc chuẩn bị lỗi mốt. Nếu là hàng mới ra mắt, chắc chắn không có chuyện giảm sâu và còn được tặng kèm thêm đồ như vậy.
Tuy nhiên, nhiều người không nhận thức được cái bẫy này, cứ nghe tới hai chữ “giảm giá” là móc hầu bao không cần suy nghĩ xem liệu mua món đồ giảm giá ấy về, mình có dùng hay không.
Đây là hành vi tiêu dùng bốc đồng, tuyệt nhiên chẳng có bất kỳ tác động tích cực nào đến tình hình tài chính hay đời sống của chúng ta. Khi phải đối mặt với các đợt giảm giá, khuyến mãi, bạn nên bình tĩnh suy nghĩ, đánh giá xem mình có thực sự cần những hàng hóa này hay không. Hãy suy nghĩ theo hướng “nếu không có nó, mình có sống được không?”., bạn sẽ hiểu ngay mình nên giữ chặt tiền hay nên chi ra để rước những món đồ ấy về nhà
3 - Chạy theo các thương hiệu nổi tiếng
Các sản phẩm có thương hiệu thường có giá tương đối cao, thậm chí, nhiều sản phẩm còn không nằm trong khả năng chi trả hiện tại của chúng ta ngay cả khi chúng đã giảm giá. Trên thực tế, sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng chưa chắc đã là sự lựa chọn tốt và phù hợp nhất.
Nghĩ đơn giản thế này: Bạn mua một chiếc túi hiệu đắt xắt ra miếng với lý do “nó vừa đẹp vừa bền, có thể dùng mấy chục năm mà không sợ lỗi thời”. Nhưng sau đó, bạn phải bấm bụng ăn mì tôm cả tháng, hoặc tăng ca làm việc đến mức chẳng có đủ thời gian nghỉ ngơi với mục đích duy nhất là kiếm tiền bù vào khoản đã chi ra để mua chiếc túi hiệu. Vậy là đến cuối cùng, việc chọn mua một sản phẩm chất lượng tốt lại khiến chất lượng cuộc sống suy giảm. Như vậy, chẳng phải là mâu thuẫn, bất hợp lý hay sao?
4 - Giải trí quá mức
Giải trí là một phần tất yếu của cuộc sống nhưng việc giải trí quá mức thì khác, nó tiêu tốn không chỉ tiền bạc mà cả thời gian, sức lực để tạo ra tiền bạc của bạn.
Ví dụ, việc thường xuyên tiệc tùng thâu đêm không chỉ gây tốn kém, mà còn ảnh hưởng tới hiệu suất cũng như chất lượng làm việc của bạn vào ngày hôm sau; đi du lịch, mua các sản phẩm giải trí cũng vậy. Tất cả đều là thời gian và tiền bạc.
Không phải tự nhiên mà người ta lại bảo “thời gian là vàng là bạc”. Tiết kiệm thời gian cũng là tiết kiệm tiền, việc giải trí quá mức trở thành kẻ thù của tự do tài chính và mục tiêu tiết kiệm, vì lẽ đó.
Vậy nên, hãy giải trí một cách hợp lý, có kế hoạch rõ ràng thay vì chiều theo cảm xúc hay theo đuổi sự tùy hứng. Nếu có thể, hãy ưu tiên những hình thức giải trí không tốn kém về mặt tiền bạc, và không ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng công việc.
Các chuyến du lịch cùng công ty hay 30 phút vừa nghe nhạc, vừa chạy bộ ngoài công việc là những cách giải trí 0 đồng mà bạn có thể thử.
5 - Đầu tư mù quáng
Đầu tư không có gì là xấu, nhưng đầu tư mù quáng thì chắc chắn chẳng bao giờ mang lại kết quả tốt đẹp trong dài hạn. Đừng ham làm giàu nhanh, tất cả những lời hứa hẹn về tỷ suất sinh lời như mơ thực ra đều là giả dối. Nếu làm giàu dễ dàng tới vậy, người ta sẽ âm thầm thực hiện, hà cớ chi mà phải rêu rao mời gọi người lạ, đúng không?
Không ít người bạn của tôi vì ham giàu nhanh mà từ có một ít của cải lại trở thành người vô sản chỉ trong nháy mắt, tệ hơn là còn gánh thêm nợ nần vì vay mượn khắp nơi để có vốn đầu tư. Nhẹ nhàng thì âm tiền, phải cố gắng làm việc gấp 5 gấp 10 lần để trả nợ; nặng nề hơn thì bị kiện ra tòa rồi đi tù.
Mua sắm, chi tiêu mù quáng tai hại 1; thì đầu tư mù quáng tai hại gấp 100 lần. Nếu chưa có kiến thức, tốt nhất hãy bỏ hai từ “đầu tư” ra khỏi đầu.
6 - Tâm lý so sánh
Tâm lý so sánh không phải là điều gì xa lạ. Bạn quen một người bằng tuổi, thấy người ta ở biệt thự, lái xe sang, từ đầu tới chân đều lủng liểng đồ hiệu. Tất cả những yếu tố ấy khiến bạn nảy sinh tâm lý so sánh trong vô thức, tựa như “nhìn người ta rồi nhìn lại mình, thấy chán chẳng buồn nói, chỉ biết thở dài”.
Tâm lý so sánh không chỉ làm mức độ căng thẳng, lo âu mà còn khiến chúng ta dễ rơi vòng vòng xoáy tiêu dùng mù quáng không hồi kết. Vì bạn bè đều đang dùng túi hiệu, nên mình cũng phải bấm bụng mua 1 chiếc, dù có phải quẹt hết hạn mức thẻ tín dụng; vì mọi người đều tham gia bữa tiệc đắt đỏ này, mình mà từ chối thì thành kẻ lạc loài,... Đây đều là tâm lý so sánh, tiếc thay nó lại chẳng có ích gì với ví tiền của chính chủ.
Thế nên nếu muốn tiết kiệm tiền, bạn cần học cách điều chỉnh tâm lý, mức kỳ vọng của bản thân và luôn giữ thái độ trân trọng, biết ơn những gì mình đang có. Tại sao phải chạy theo tiêu chuẩn, cách sống của người khác để rồi tốn tiền một cách vô ích, đúng không?
Nhịp sống thị trường