‘Bài học xương máu’ khiến Shark Phú kiên định theo phong cách “Bank Tank”: Đầu tư vào 5 deal trên Shark Tank thì 2 startup nhận vốn thất bại và mất hút, không một lời thông báo
Shark Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch HĐQT Sunhouse.
Các startup ý tưởng rất nhiều, nhưng chỉ cần gặp khó khăn là giải tán, không có tính kiên định sống chết cùng dự án, dẫn đến tỷ lệ dừng rất cao. Shark Phú bày tỏ mong muốn tìm kiếm các Founders đi đến cùng, chứ không phải đẩy hết rủi ro về phía nhà đầu tư, còn mình thì cầm tiền tiêu thoải mái, hết thì lập startup mới hoặc làm việc khác…
- 11-05-2021Shark Tank Việt Nam: Bị gọi là 'kẻ đào mỏ', 'game show', CEO TV Hub và CEO Vua Cua lên tiếng đáp trả
- 11-05-2021Góc giải đáp: Khi Shark ra deal, startup có lời hơn nếu nhận 8 tỷ cho 40% cổ phần thay vì 4 tỷ cho 20%?
- 10-05-2021Luôn chê tới tấp mô hình kinh doanh nhưng Shark Phú rất có duyên với các CEO xinh đẹp: Mùa 2 nhìn founder Ohana đã muốn đầu tư, đến mùa 4 không quan tâm sản phẩm, chỉ quan tâm mỗi CEO Wiibike!
Bank Tank – lối chơi chữ Shark Tank và Bank (ngân hàng) được cộng đồng mạng chia sẻ rộng rãi sau thương vụ Shark Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch HĐQT Sunhouse cam kết đầu tư vào Bioplas. Theo deal này, Shark đầu tư một khoản vay chuyển đổi là 15 tỷ đồng trong vòng 3 năm, với 3 căn nhà thế chấp. Trường hợp Shark không đầu tư, CEO Nguyễn Châu Long phải trả lại Shark 15 tỷ đồng kèm mức lãi suất 10%/năm. Trường hợp chuyển đổi, 15 tỷ đồng kia chuyển đổi thành 35% cổ phần."Shark đầu tư hay cho vay?" "Vay ngân hàng còn hơn"… là những bình luận của độc giả quanh thương vụ nửa triệu USD.
Shark Phú đã dành thời gian cho chúng tôi để chia sẻ cặn kẽ hơn về phương thức đầu tư được ví von theo phong cách “Bank Tank”.
* Đầu tư theo dạng vừa cho vay có lãi suất kèm thế chấp, vừa có thể chuyển đổi thành cổ phần, anh có thể giải thích rõ hơn công cụ đầu tư này?
Shark Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch HĐQT Sunhouse: Qua kinh nghiệm đầu tư những vòng trước, tôi thấy hiện nay các bạn startup ý tưởng thì rất nhiều, nhưng các bạn ấy chỉ cần gặp khó khăn là giải tán, không có sự kiên định để đi đến cùng. Việc này dẫn đến tỷ lệ dừng startup là rất cao.
Là những nhà đầu tư, chúng tôi phải hứng chịu hết rủi ro. Chính vì vậy, tôi rất cần các Founders phải thể hiện đi đến cùng với mình. Khi cần, họ phải cùng chia sẻ chứ không phải nhận được tiền rồi tiêu thoải mái, hết thì thôi. Tức là, startup và nhà đầu tư cùng chịu rủi ro.
Đến giờ phút này, tôi đầu tư 5 vụ trên Shark Tank thì 2 vụ đã mất tích
Bản chất trong kinh doanh, người đứng đầu là người có trách nhiệm cao nhất với các cổ đông. Khi nhà đầu tư chi tiền, các quyết định của công ty đều do lãnh đạo công ty quyết định. Việc thành hay bại đều do người đứng đầu startup. Chính vì vậy, nếu người đứng đầu không phải chịu trách nhiệm, họ rất dễ kiểu "thuận thì làm, không thuận thì nghỉ". Bản thân chúng tôi cũng đã phải trả giá cho các startup trước rồi.
Chính vì thế, tôi có xu hướng đưa ra những điều kiện ngặt nghèo, thường đặt các bạn vào tình huống đánh đổi cái gì đó để thể hiện quyết tâm với dự án, để cá nhân họ phải chịu trách nhiệm và cam kết tới cùng, đặc biệt với những khoản đầu tư lớn.
* Anh nghĩ sao khi nhiều bình luận gọi anh là Bank Tank, và đem so chuyện thế chấp nhà với khoản vay chuyển đổi lãi suất 10%/năm trong deal Bioplas với chuyện thế chấp cho ngân hàng?
Thực ra các bạn không hiểu, vay được ngân hàng là câu chuyện không dễ dàng, nếu vay được các bạn đã không cần đến chúng tôi.
Tiền đâu tự dưng có được! Tôi muốn các bạn nhận được tiền cần có trách nhiệm, đặc biệt là Founder đứng đầu
Đặc biệt, tôi còn có thể hỗ trợ các bạn với hệ sinh thái sản xuất và kinh doanh của Sunhouse, đương nhiên họ phải có tính cam kết trong đó, chứ không thể nhận một khoản tiền rồi đi đâu không biết.
Quỹ đầu tư Sunhouse Invest của tôi gồm nhiều cổ đông khác, và các khoản tiền ấy cũng là thành quả lao động của bao nhiêu con người Sunhouse, đâu đơn giản là tự dưng có được. Tôi muốn các bạn nhận được tiền cần có trách nhiệm, đặc biệt người đứng đầu (Founder), phải có trách nhiệm cá nhân trong đó.
Với các khoản đầu tư lớn cỡ triệu USD hay hàng chục tỷ đồng, chúng tôi phải có ràng buộc chặt chẽ. Còn các khoản đầu tư giá trị nhỏ sẽ dễ hơn.
* Những startup từng nhận tiền anh rồi lại mất tăm có nhiều không?
Đến giờ phút này, tôi đầu tư 5 vụ thì 2 vụ đã mất tích. Hai vụ ấy, bản thân các bạn startup giải tán. Trước khi giải tán, các bạn không một lần gọi điện xin lỗi hay giải thích, mà mất hút luôn. Bạn ấy không thành công cũng nên thông báo với chúng tôi.
Những trường hợp không có điều kiện ràng buộc là như vậy, nghỉ là nghỉ luôn, không cần thông báo với nhà đầu tư tại sao, như thế nào. Đó là thực tế đầu tư.
* Kết thúc màn chốt deal với Bioplas anh có nói một câu "Máu có cơ sở", vậy cơ sở và niềm tin của anh như thế nào vào startup này?
Đến giờ phút này, tôi đầu tư 5 vụ trên Shark Tank thì 2 vụ đã mất tích
Bioplas mặc dù chỉ mới dừng ở dự án R&D giải pháp nhựa sinh học, doanh thu và các số liệu tài chính chưa có, tuy nhiên tôi đánh giá đó là một sản phẩm triển vọng của tương lai.
Bản thân Sunhouse có rất nhiều sản phẩm gia dụng liên quan đến nhựa, mà nhựa sinh học an toàn cho sức khỏe và bảo vệ môi trường, ứng dụng vào sản phẩm Sunhouse là một hướng đầu tư tiềm năng.
Chúng tôi cũng sở hữu hệ thống nhà máy ép nhựa hoàn chỉnh để biến ý tưởng thành sản phẩm thực tế. Không chỉ thế, nếu sản phẩm của Bioplas được người dùng chấp nhận, tôi sẵn sàng kết nối với hệ thống bán hàng trên toàn quốc để nhanh chóng phủ rộng thị trường, tiếp cận khách hàng sẵn có của Sunhouse. Riêng hai khoản này, tôi đánh giá Sunhouse có thể hỗ trợ cực kỳ đắc lực cho startup nhanh chóng ra hàng, có doanh thu.
Ngoài ra, tôi cũng nhìn thấy ở Founder Bioplas bản lĩnh và sự quyết liệt theo đuổi dự án. Bạn đó rất kiên định và thậm chí còn tự cam kết bán nhà trả cho tôi. Nếu bạn đó sống chết với dự án như vậy và tạo sản phẩm được thị trường chấp nhận thì tôi hoàn toàn có cơ sở để rót nguồn vốn lớn hơn rất nhiều.
Ảnh: STVN.
* Xin cảm ơn anh!
3 lần Shark Phú bị gọi tên “Bank Tank”
Ngồi ghế nóng 3 mùa Shark Tank, đến nay Shark Phú đã được gọi tên Bank Tank tổng cộng 3 lần. Các thương vụ rót vốn có thế chấp có thể kể đến:
- Nano Curcumin: Đầu tư 5 tỷ đồng đổi lấy 15%, với điều kiện đảm bảo sinh lời ít nhất 30%/năm, bao hàm cả điều kiện thế chấp nhà
- VBEC: 10 tỷ trái phiếu chuyển đổi lãi suất 18% năm. Nếu startup đủ KPI, Shark sẽ đàm phán tiếp điều kiện để chuyển đổi sang cổ phần. Còn nếu không đạt, khoản 10 tỷ đồng là khoản vay được thế chấp bằng toàn bộ tài sản của Founder Yến Quân gồm nhà yến, thương hiệu Yến Quân.
- Bioplas: Cho vay 15 tỷ đồng trong vòng 3 năm, với 3 căn nhà thế chấp, lãi suất 10%/năm. Trường hợp chuyển đổi, 15 tỷ đồng chuyển đổi thành 35% cổ phần.
Thuật đàm phán nhìn từ màn gọi vốn của Coolmate: Cục diện thay đổi sau 1 câu ‘khích tướng’ của Shark Phú, Founder quyết không nhường cá mập dù chỉ 0,5% cổ phần
Doanh nghiệp và tiếp thị