Bài toán Số hóa qua vụ việc hàng ngàn dữ liệu Sổ đỏ bị mất ở Quảng Nam
Qua vụ mất hàng nghìn dữ liệu về sổ đỏ tại tỉnh Quảng Nam, có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc có nên hay không nên lưu trữ tài liệu theo hình thức Số hóa.
Mất 20.000 dữ liệu sổ đỏ và hồ sơ
Những ngày vừa qua, tại tỉnh Quảng Nam đã xảy ra vụ mất hồ sơ dữ liệu của hơn 20.000 hồ sơ đất thổ cư sắp hoàn tất để cấp sổ đỏ cho người dân thành phố Tam Kỳ và một số xã thuộc huyện Thăng Bình, Quế Sơn. Lý do là 2 máy tính chứa các dữ liệu trên bị đánh cắp.
Được biết, hiện đơn vị này đang thực hiện hợp đồng đo đạc nhằm số hóa hồ sơ địa chính, quản lý hiện trạng đất đai hàng ngàn héc ta đất nông nghiệp và đất thổ cư với UBND tỉnh Quảng Nam.
Nguyên nhân và nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh việc triển khai Số hóa
Về mặt khách quan, trộm cắp là một tai nạn mà chúng ta không thể lường trước được. Về mặt chủ quan, trước hết bộ phận an ninh trong sự việc còn thực hiện sơ xuất chưa hoàn thành nhiệm vụ, đặc biệt lơ là với những dữ liệu quan trọng như vậy của cả một tỉnh.
Qua vụ việc, nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh Số hóa tài liệu: Liệu chúng ta có nhất thiết cần Số hóa? Các thông tin được Số hóa có an toàn bảo mật tuyệt đối không? Và chúng ta phải làm gì khi những thông tin Số hóa đó bị lấy cắp?”
Số hóa tài liệu xu hướng tất yếu và cách triển khai an toàn, bảo mật
Xoay quanh vấn đề việc lưu trữ bằng công nghệ số liệu có thật sự cần thiết thay vì mình chỉ cần lưu tại bản cứng? Câu trả lời là: Nên lưu trữ tài liệu bằng hình thức Số hóa.
Bởi vì việc số hóa tài liệu sẽ giúp giảm thiểu đáng kể diện tích, không gian lưu giữ; giúp việc bảo quản, duy trì tuổi thọ của tài liệu truyền thống được lâu hơn. Những hiệu quả mà nó mang lại hơn hẳn so với phương thức lưu trữ bằng bản cứng.
Số hóa tài liệu đang là xu hướng lưu trữ tài liệu tất yếu của thời đại.
Nhiều đơn vị lo ngại, nếu lưu bằng loại hình công nghệ trên, thì các thông tin của tôi có thật sự được bảo mật không?
Đi trả lời cho câu hỏi trên, chúng tôi đã tìm đến anh Nguyễn Quốc Toản - chuyên gia trong lĩnh vực Triển khai Số hóa tại công ty CP Đầu tư thương mại và Phát triển công nghệ FSI. Anh cho biết: “Thực tế, mọi biện pháp đều có những rủi ro nhất định, tuy nhiên, các nhà chức trách không nên quá lo lắng về vấn đề bị mất dữ liệu khi thực hiện Số hóa đúng cách”.
Bởi các quy trình số hóa đều phải thực hiện theo các tiêu chuẩn an ninh thông tin ISO/IEC 27001:2013, với những quy định rõ ràng về trách nhiệm và yêu cầu bảo mật. Điều này giúp giảm thiểu mất mát thông tin ở mức thấp nhất thậm chí bằng không”.
Các tiêu chuẩn đảm bảo đó là:
Khi Số hóa đối với những dạng dữ liệu quan trọng như hồ sơ Sổ đỏ tại tỉnh Quảng Nam, chúng ta cần phải có giải pháp sao lưu và bảo mật trong mọi trường hợp mất mát. Phải có sao lưu dự phòng ở nhiều thiết bị khác nhau, kể cả trong quá trình triển khai phải có backup realtime hoặc hàng ngày trong quá trình triển khai.
Anh Toản cũng cho biết thêm các tiêu chuẩn giúp thực hiện các công tác bảo mật tối đa về Số hóa tài liệu, ngăn chặn tuyệt đối được việc các thông tin lấy cắp bị dùng cho mục đích xấu, đó là:
Tất cả các thiết bị điện thoại di động, thiết bị công nghệ không được phép sử dụng trong khu vực thi công trong suốt quá trình triển khai.
Các khu vực thi công được lắp đặt camera được giám sát trong quá trình triển khai 24/24.
Tất cả các hồ sơ thực hiện lưu trên máy tính và các thiết bị lưu trữ khác đều được mã hóa, chỉ người tạo ra tài liệu đó và đơn vị sở hữu có thể mở được.
Hệ thống trong quá trình triển khai không cho phép kết nối mạng internet, trong trường hợp kết nối mạng với hệ thống máy chủ thì cần qua địa chỉ mạng riêng, thông qua thiết bị bảo mật mạng để kết nối với máy chủ.
Hệ thống khai thác được phân quyền chi tiết theo từng chức năng nhiệm vụ khác nhau và bảo mật theo nhiều cấp; các cá nhân không được cấp quyền, sẽ không thể truy cập vào hệ thống.
Quy trình số hóa tài liệu tại FSI được thực hiện theo tiêu chuẩn an ninh thông tin ISO/IEC 27001:2013 - Ảnh do FSI cung cấp.