Bài văn được điểm cao nhất: Bài học từ "Một lá thư sai chính tả"
Điều đơn giản, nhưng thật khó khăn nhất mỗi người nên làm, là hãy yêu thương và thấu hiểu bố mẹ mình. Hãy trân quý họ như những gì tốt đẹp nhất trong cuộc sống.
- 08-11-2017Con trai của người hiến 5.000 lượng vàng cho Nhà nước: “Mẹ tôi sống giản dị, những thứ phù phiếm hình thức chỉ là vô thường”
- 07-11-2017Ảnh: Cuộc sống của người dân Quảng Nam đảo lộn vì mưa lũ
- 06-11-2017Đi bộ 2 ngày tại Hà Nội, Jack Ma khen giới trẻ Việt Nam suy nghĩ thú vị và tràn đầy sức sống
- 06-11-2017Lối sống kỳ lạ của người Tây Ban Nha: Ngủ trưa ‘đẫy mắt’ đến 5h chiều, bữa tối lúc nửa đêm, tận hưởng cuộc sống với tuổi thọ hàng đầu thế giới!
- 06-11-2017Chuyện ba cái cây và bài học cuộc sống ý nghĩa: Đừng vội từ bỏ ước mơ khi bạn chưa trải qua sóng gió
Một câu chuyện cảm động đang được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội, câu chuyện về tình cha con.
Chuyện kể rằng, trong giờ trả bài làm văn, cả lớp sôi động vì thầy giáo thường đọc cho học sinh nghe 2 bài văn, một bài được điểm cao nhất, và một bài được điểm thấp nhất. Như thường lệ, bài cao luôn được các bạn tán thưởng, còn những bài thấp thường làm cho cả lớp cười nghiêng ngả vì những lời văn vô cùng ngây ngô.
Hôm nay, cũng như bao lần khác, cả lớp hồi hộp nhìn xấp bài trên tay thầy giáo. Đề bài tuần trước có hơi đặc biệt: “Em hãy kể lại một kỷ niệm sâu sắc của em”.
Ngay khi ra bài, thầy giáo đã từng nói vui: “Lớp 40 học sinh, hẳn phải có 40 kỷ niệm khác nhau. Chắc chẳng em nào “copy” kỷ niệm của bạn mình được đâu nhỉ?”.
Đám học sinh đã vội chống chế: “Thầy ơi, bọn con lớn lên cùng nhau, học cùng nhau, nhà cũng không xa nhau là bao, thì những kỷ niệm cũng có thể trùng lặp được chứ ạ!”.
Một tuần đã trôi qua, đã đến lúc thầy giáo trả bài. Tuy nhiên, lần này, thật ngạc nhiên, thay vì giữ lại 2 bài như thường lệ, thầy chỉ giữ lại 1 bài, và đưa tất cả số còn lại cho lớp trưởng trả bài cho các bạn.
40 cặp mắt hồi hộp nhìn ra xung quanh xem những ai đã nhận được bài. Bạn Lan Hương, người thường xuyên có những bài văn cao điểm nhất lớp cũng vừa nhận được bài, sao vậy nhỉ? Bài văn trên tay thầy không phải bài của Lan Hương rồi.
Cả lớp đổ dồn mắt vào bạn Cường Phong – bạn thường xuyên có những bài văn thấp điểm nhất. Cả lớp còn chưa quên tuần trước bài văn của Phong còn có đoạn: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn – vậy nên chúng ta phải đi nhiều ngày hơn…”.
Thế nhưng mọi dự đoán đều đã nhầm, khi xấp bài trên lay lớp trưởng vơi đi gần hết, thì chính Phong cũng vừa đưa tay nhận lấy bài văn của mình.
Cả lớp bắt đầu nhao lên đoán xem là bài của ai sẽ được đọc lên hôm nay, là bài được điểm cao hay điểm thấp. Sao hôm nay thầy chỉ giữ lại một bài.
Thầy Lâm, thầy dạy văn của lớp, thường xuyên rất khắt khe trong khâu chấm điểm. Một điểm 6 môn văn đã là rất khó, ngay cả Lan Hương, cô bạn giỏi văn nhất lớp cũng mới chỉ nhận điểm 7 là cao nhất.
Thế nhưng, cả lớp 1 lần nữa lại ngạc nhiên truyền tai nhau, khi đứa ngồi bàn đầu vô tình nhìn thấy điểm 8 ở bài văn trên tay thầy giáo. Cả lớp hồi hộp chờ đến bài cuối cùng trên tay lớp trưởng được phát đi. Thanh – bạn học sinh mới chuyển đến từ trường huyện từ đầu năm nay là chưa có bài.
Thanh cũng bất giác xấu hổ, cúi mặt xuống, tai với mặt đỏ ửng lên khi cả lớp dồn mắt nhìn về phía cậu. Lâu nay trong lớp, cậu không nổi trội môn nào cả, cũng không thường xuyên được thầy cô nêu tên. Vậy mà, bây giờ bất ngờ nhận được điểm 8 từ thầy giáo dạy văn.
Cả lớp bắt đầu quay lên chờ đợi. Thầy giáo đưa tay lên sửa lại cặp kính, vẻ xúc động, thầy bắt đầu: “Đây là bài văn của Thanh: Kỷ niệm sâu sắc nhất của e là khi nhận được thư của ba em. Nhà em rất nghèo, nhưng ba má e quyết tâm cho e ra phố học để sau này làm được nhiều việc tốt hơn. Để đủ tiền cho em học trên phố, ba má em đã làm thêm nhiều nghề để kiếm tiền cho em ăn học. Thậm chí cả những việc nhỏ mà nếu học ở nhà em có thể phụ ba má, thì nay ba má em đều phải tự làm hết. Nhà em có mỗi mình e là con một.
Chưa bao giờ ba má em phải viết gì nhiều. Hồi còn ở nhà, những lúc cần viết thư từ đi đâu, đã có em phụ ba má viết”. Đến đó, thầy giáo ngừng lại và viết lên bảng nguyên văn bức thư ba Thanh đã gửi cho em.
Lá thư chỉ mấy chục chữ thôi, nhưng không chỉ Thanh, thầy giáo mà cả lớp cùng rưng rưng mắt hoe đỏ. Không có những tràng pháo tay, không có những tràng cười như thường lệ, mà cả lớp cùng im phăng phắc, nhìn như nuốt trọn lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng.
Đằng sau mỗi bước đi của chúng ta luôn là ánh mắt dõi theo của bố mẹ, là những sự hy sinh thầm lặng của họ. Có thể bố mẹ bạn không phải là người hoàn hảo, không phải là người thành đạt như ai khác, nhưng chắc chắn, bố mẹ luôn là người yêu thương ta nhất, luôn là chỗ để chúng ta quay về.
Do vậy, điều đơn giản, nhưng thật khó khăn nhất mỗi người nên làm, là hãy yêu thương và thấu hiểu bố mẹ mình. Hãy trân quý họ như những gì tốt đẹp nhất trong cuộc sống.
Thời đại công nghệ, chúng ta thường bị cuốn sâu vào những vòng xoáy công việc, cuộc sống, gia đình nhỏ của mình mà quên rằng, ở nơi kia, bố mẹ đang dõi theo từng bước chân ta, đang từng ngày mong tin của ta.
Một nhân viên một cửa hàng điện thoại di động từng kể: Một ngày nọ, có một ông lão mang chiếc điện thoại di động đến trung tâm bảo hành. Ông nói “nó bị hư rồi”. Nhân viên chăm sóc khách hàng nhận điện thoại, đưa ông về phía khu vực kỹ thuật để kiểm tra theo yêu cầu. Ông lão mắt dõi theo vẻ chờ đợi, hy vọng.
Cậu nhân viên kiểm tra kỹ, vẫn bình thường: “Ông ơi, cháu thấy vẫn gọi bình thường, ông thấy chỗ nào không sử dụng được để cháu kiểm tra lại lần nữa ạ?”.
“Nó không bị hư à? Sao mấy tuần rồi tôi không nhận được cuộc gọi từ con trai nhỉ?"
Cậu nhân viên giật mình, xúc động, và ngay sau đó không lâu, cậu cũng rút điện thoại gọi về hỏi thăm bố mẹ ở quê.
Còn bạn, bao lâu rồi bạn không gọi điện về cho bố mẹ? Hẳn là bạn đã thường xuyên làm như vậy, cũng như bạn thường xuyên liên lạc với người yêu, với vợ con bạn vậy, thì cũng hãy thường xuyên gửi những thông điệp yêu thương, quan tâm tới bố mẹ mình.
Trong quyển sách "Đắc Nhân Tâm" của tác giả Dale Carnegie cũng có một phần về nghệ thuật dẫn dụ người khác. Người nghe hôm đó, là một doanh nhân có tiếng. Ông có một khúc mắc với người cha ở quê đã nhiều năm, 2 cha con ông lâu nay vẫn thường tránh tiếp xúc trực tiếp, nếu có gặp gỡ cũng chỉ lướt qua mà không ngồi lại nói chuyện với nhau.
Sau khi nghe bài nói của Dale Carnegie, ông lập tức lên kế hoạch, cuối tuần đó chạy xe về nhà. Ông căn thời gian làm sao để giờ đó mẹ ông đang ở ngoài, và người mở cửa phải là bố ông. Ông đang nghĩ thầm trong bụng: "nếu là mẹ mở cửa, thời cơ sẽ qua đi, ông sẽ không đủ can đảm để nói tiếng xin lỗi đầu tiên nữa".
Mọi sắp xếp đều đúng dự định. Người bố vừa mở cửa, ông đã vội nói nhanh: "Bố, con xin lỗi, lâu nay là con sai rồi, mong bố thứ lỗi cho con!". Người bố bất ngờ nhìn con trai, sau mấy giây lấy lại bình tĩnh, đã mở cửa để anh vào, và nói: "Lỗi phải gì chứ, thực ra bố cũng định nói điều này với con lâu rồi mà chưa có dịp thích hợp thôi, vào nhà nhanh đi".
Thực ra, rất nhiều người trong chúng ta có những giận hờn vu vơ, có những hiểu nhầm, có những khúc mắc với bố mẹ. Nếu ta thấu hiểu rằng mọi ông bố bà mẹ đều yêu con vô điều kiện, thì mọi vấn đề đều có hướng giải tỏa.
Ngay bây giờ, nếu bạn còn khúc mắc nào với người thân, hãy thử học theo nghệ thuật dẫn dụ của Dale Carnegie, thử một lần lên tiếng trước, thử chọn đúng thời cơ, đúng lúc để thực hiện xem.