Bài văn "Tôi chỉ mang giày Nike" của học sinh tiểu học gây bão: Giáo viên đọc xong im lặng, phụ huynh đỏ mặt
Những nội dung trong bài văn khiến nhiều cư dân mạng choáng váng.
- 05-04-2024Bài Văn tả cây chuối của học sinh thành phố khiến dân tình cười mém xỉu, xem AI vẽ hình minh họa càng sang chấn hơn
- 31-03-2024Học sinh bị các bạn cười nhạo vì mơ ước trở thành nhân viên bảo vệ, cô giáo viết 10 từ đơn giản mà "cứu rỗi" cả cuộc đời
- 25-03-2024Thầy giáo ra đề thi khiến học sinh giỏi nhất lớp cũng không dám viết câu trả lời đúng
Cha mẹ nào cũng thương yêu con, nhưng không phủ nhận, thời đại ngày nay, nhiều người đáp ứng nhu cầu của con một cách mù quáng. Nguyên nhân có thể vì điều kiện vật chất ngày càng cải thiện, số lượng con trong mỗi gia đình lại ít hơn, phụ huynh không muốn con thua bè kém bạn. Tuy nhiên, sự nuông chiều quá mức sẽ khuyến khích tính phù phiếm, khiến ham muốn vật chất của trẻ trở nên mạnh mẽ hơn, thậm chí còn bóp méo giá trị cuộc sống của con cái.
Chẳng hạn, một bài văn viết về sự giàu có của học sinh tiểu học ỏ Trung Quốc được lan truyền và gây ra những cuộc thảo luận sôi nổi. Tiêu đề của bài viết này là "Tôi chỉ mang giày Nike", chỉ xét tiêu đề thì không có gì sai cả. Nhưng trong phần nội dung, đứa trẻ lại tỏ ra yêu thích đặc biệt với "giày Nike" và liệt kê, chê bai các nhãn hiệu giày khác, cho rằng chúng "thấp kém" và không xứng đáng với mình.
Đứa trẻ cũng không quên "flex" mình có rất nhiều giày Nike, có thể đảm bảo rằng "mỗi ngày không bao giờ đụng hàng. Mẹ của em này cũng hứa sẽ tặng con "tất cả giày Nike" vào ngày sinh nhật thứ 18. Những nội dung này khiến nhiều cư dân mạng choáng váng còn giáo viên cảm thấy bất lực. Cô che tên học sinh rồi gửi nó cho nhóm phụ huynh, mong rằng các bậc cha mẹ có thể rút kinh nghiệm dạy con.
Bề ngoài, đứa trẻ đang viết văn, nhưng lại là một hình thức "phô trương" trá hình, nguyên nhân sâu xa nằm ở sự chiều chuộng của cha mẹ. Những gì cha mẹ dường như làm cho con cái tưởng yêu thương thực ra lại khuyến khích ham muốn vật chất quá mức của con cái và khiến chúng trở nên mù quáng hơn theo đuổi vật chất.
Mong con ăn ngon mặc đẹp là điều có thể hiểu được. Nhưng cha mẹ cũng cần phải đủ lý trí, thỏa mãn có chọn lọc những ham muốn vật chất của con để không khuyến khích tính phù phiếm, đẩy con xuống vực sâu đua đòi. Chưa kể, việc chê bai những thứ "không xứng tầm" cũng khiến trẻ có tính phân biệt, xem thường người khác.
Nếu cha mẹ thỏa mãn quá mức những ham muốn vật chất sẽ ảnh hưởng gì đến con cái?
1. Con cái quá phụ thuộc vào cha mẹ
Nếu một đứa trẻ được hưởng điều kiện vật chất quá dư thừa từ khi còn nhỏ, ham muốn vật chất sẽ lớn hơn. Chúng cũng sẽ phát triển sự lệ thuộc mạnh mẽ vào cha mẹ. Một khi đứa trẻ hình thành thói quen dựa dẫm vào cha mẹ trong mọi việc, trẻ sẽ thiếu động lực, điều này không có lợi cho sự phát triển.
2. Trẻ không dễ hài lòng
Càng được nuông chiều, trẻ càng khó được thỏa mãn. Trẻ không những không biết quý trọng, biết ơn những gì cha mẹ hoặc người khác đã dành cho mình mà còn có thể cảm thấy chưa đủ và trở nên bất mãn, điều này còn có thể gây ra những vấn đề tâm lý nghiêm trọng.
3. Khả năng chống lại sự thất vọng của trẻ kém
Cha mẹ mù quáng nuông chiều, thỏa mãn con cái, để con chỉ biết nhận mà không hiểu được nguyên tắc cho đi. Khi trẻ gặp khó khăn, thất bại thường khó có thể chịu đựng được, dẫn đến trẻ có khả năng chống chọi với thất bại kém. Khi trẻ em bước vào xã hội trong tương lai sẽ có tâm lý mong manh, khó trụ vững trước những thăng trầm của cuộc sống.
4. Tính cách của trẻ tương đối thờ ơ
Trẻ em có ham muốn vật chất mạnh mẽ nhưng chỉ đòi hỏi những thứ của cha mẹ, sẽ ích kỷ và thờ ơ với mọi người.
Nếu thấy con quá ham muốn vật chất, cha mẹ nên hướng dẫn đúng cách để đảm bảo trẻ phát triển lành mạnh. Khi còn nhỏ, trẻ nhìn thấy những gì mình thích mà không quan tâm đến tình hình tài chính cũng như nhu cầu thực tế của cha mẹ, điều này là bình thường. Nhưng cha mẹ phải phán đoán xem con có thực sự cần hay không, tránh việc trẻ đưa ra những yêu cầu thuần túy chỉ vì đua đòi bằng bạn bằng bè.
Khi cha mẹ từ chối những yêu cầu vô lý của con, không những phải cương quyết trong thái độ mà còn phải đưa ra lý do và bồi dưỡng cho con ý thức tiêu dùng hợp lý. Trẻ có thể trở nên hờn dỗi, phớt lờ cha mẹ, thậm chí bỏ bữa. Đối mặt với những hành vi này của con cái, cha mẹ không được thỏa hiệp.
Phụ nữ số