MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bán 3kg quẩy chiên chỉ lãi vài nghìn/que, lão nông bị phạt gần 180 triệu đồng, tòa án cho rằng: "Mức phạt này là nhẹ"

19-12-2024 - 16:38 PM | Sống

Lão nông Trung Quốc không ngờ bản thân sẽ rơi vào tình cảnh này, bèn đưa vụ việc lên tòa để nhờ phân xử.

Tại thành phố Phủ Điền, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, một lão nông họ Triệu vì thấy tuổi tác dần cao, sức khỏe yếu đi nên quyết định từ bỏ công việc đồng áng. Sau thời gian cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến từ gia đình, bạn bè, ông quyết định mở một quán ăn sáng nhỏ, bán các món như bánh bao, bánh rán và cháo quẩy để duy trì cuộc sống. Do vốn liếng hạn chế, ông phải vay mượn thêm từ người thân để bắt đầu công việc kinh doanh.

Ngày khai trương, bà con láng giềng đến ủng hộ rất đông. Ông lão chưa kịp vui mừng nghĩ rằng đây sẽ là cơ hội để gia tăng thu nhập, ngay sau đó, ông đã bị cơ quan quản lý thị trường tại địa phương xử phạt 50.000 NDT (tương đương gần 180 triệu VNĐ). 

Lợi nhuận thu về sau cả buổi bán hàng quả thật chẳng thấm vào đâu so với số tiền phạt lớn, ông lão vô cùng bối rối, quyết định đưa vụ việc ra tòa.

Bán 3kg quẩy chiên chỉ lãi vài nghìn/que, lão nông bị phạt gần 180 triệu đồng, tòa án cho rằng: "Mức phạt này là nhẹ"- Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Internet

Tại sao lão nông lại bị xử phạt số tiền lớn như vậy?

Hóa ra, do hàng bán hết nhanh, toàn bộ số nguyên vật liệu chuẩn bị từ trước đã cạn kiệt, ông lão bèn ra chợ thực phẩm gần đó để mua thêm 3 kg bột. Số bột này đã được nhào và ủ sẵn, ông chỉ việc đem về tạo thành quẩy rồi chiên nóng là có thể đem bán.

Khi đang làm mẻ quẩy mới và tất bật bán hàng, ông lão đón các nhân viên của cơ quan quản lý thị trường đến kiểm tra theo đúng quy định.

Tại đây, cơ quan quản lý đã lấy mẫu dầu, mẫu quẩy, mẫu cháo cùng các loại bánh mà ông lão bán để lần lượt kiểm tra chất lượng. Kết quả cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong số quẩy chiên lên tới 181mg/kg, vượt xa tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Do đó, cơ quan này quyết định phạt ông 50.000 NDT vì vi phạm nghiêm trọng quy định an toàn thực phẩm.

Bán 3kg quẩy chiên chỉ lãi vài nghìn/que, lão nông bị phạt gần 180 triệu đồng, tòa án cho rằng: "Mức phạt này là nhẹ"- Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Internet

Lão nông nghe tin này liền cố gắng giải thích rằng số bột nhào này được ông mua sẵn ngoài chợ, không phải do chính ông làm, và ông chưa bán bất kỳ sản phẩm nào từ mẻ bột này cả. Ông tha thiết xin cơ quan quản lý "giơ cao đánh khẽ" vì đây là thu nhập duy nhất của ông. Tuy nhiên, cán bộ trả lời: "Xin lỗi bác, nhưng quy định là quy định, không thể ngoại lệ cho bất cứ ai."

Lão nông quyết định kiện ra tòa nhưng nhận về phán quyết bất ngờ

Không thể chấp nhận mức phạt quá cao, lão nông quyết định đưa vụ việc này ra tòa, yêu cầu tòa xem xét và hủy bỏ quyết định xử phạt. Trong đơn kiện, ông lập luận rằng:

Thứ nhất, đây chỉ là kinh doanh nhỏ lẻ, ông chưa bán bất kỳ sản phẩm nào ra thị trường.

Thứ hai, lỗi vi phạm không hoàn toàn do ông, mà do bột nhào mua ngoài chợ không đảm bảo chất lượng.

Thứ ba, ông vô cùng hối tiếc vì sơ suất của bản thân, sẵn sàng cải thiện quy trình chế biến, cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm trong tương lai.

Trong phiên tòa, dù tòa án xác nhận các lập luận của ông lão không sai, nhưng việc ông kinh doanh thực phẩm có hàm lượng kim loại nặng vượt chuẩn đã là hành vi vi phạm pháp luật. Mức phạt tối đa theo quy định có thể lên tới 100.000 NDT. Ở đây, mức phạt 50.000 NDT của ông vẫn nằm trong khung xử phạt nhẹ nhất theo quy định.

Bán 3kg quẩy chiên chỉ lãi vài nghìn/que, lão nông bị phạt gần 180 triệu đồng, tòa án cho rằng: "Mức phạt này là nhẹ"- Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Internet

Sự việc nhanh chóng thu hút sự chú ý của công chúng, không ít người bày tỏ sự đồng tình cho hoàn cảnh của lão nông. Tuy nhiên, ai cũng cho rằng, mức phạt như vậy là cần thiết để răn đe, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Theo họ, dù sản phẩm chưa được bán ra, nhưng chất lượng sản phẩm không đạt tiêu chuẩn là hành vi vi phạm nghiêm trọng. Chưa kể, ông "chưa" bán ra chỉ vì các cán bộ quản lý thị trường xuất hiện kịp thời và thu giữ mẫu vật. Nếu không, hàng hóa vẫn sẽ đến tay người tiêu dùng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người sử dụng.

Câu chuyện của lão nông chính là bài học đắt giá về việc tuân thủ quy định an toàn thực phẩm. Nếu không thể đảm bảo chất lượng của hàng hóa bán ra sẽ là lợi bất cập hại.

*Nguồn: 163

Thùy Linh

Đời sống pháp luật

Trở lên trên