Bạn chán ngấy công việc nhưng không thể từ bỏ vì cần tiền? Tôi sẽ cho bạn lời khuyên này!
Nếu từ tốn suy nghĩ về vấn đề, lập kế hoạch giải quyết và nỗ lực thay đổi, bạn sẽ thoát ra lối mòn trong tư tưởng và hạnh phúc với con đường riêng của mình
- 21-12-2016Nếu bạn mãi vẫn chưa biết vì sao người giàu ngày càng giàu lên thì đây chính là câu trả lời!
- 21-12-2016Bạn đang ở trạng thái "khó đỡ" nào của dân công sở những ngày chờ lương, thưởng Tết?
- 21-12-2016Bài học kinh doanh từ anh bán dừa: Những ai đã, đang và sẽ làm sales nhất định phải biết!
- 21-12-201615 tiết lộ bất ngờ về cuộc sống của người đàn ông đáng ghen tị nhất thế giới - tỷ phú Bill Gates
Tôi chán ngấy công việc của mình. Tôi không biết phải làm gì. Mọi người vẫn luôn nói rằng hãy theo đuổi ước mơ, nhưng đó mới là vấn đề ở đây: Tôi mù tịt với thứ được gọi là đam mê. Tôi chẳng thể cứ thế bỏ việc được vì tôi cần tiền và quay trở lại trường học cũng không phải một phương án tốt. Tôi lạc lối và tuyệt vọng. Tôi cần làm sao?
Trước câu hỏi này, chuyên gia tư vấn việc làm đã chia sẻ trên tờ Business Insider rằng, khi gặp tình huống kể trên, đừng lo lắng! Mắc kẹt trong đống công việc căng thẳng, bạn sẽ khó tìm được một chiến lược đúng đắn. Tuy nhiên, cách ra khỏi lối mòn này cũng giống như việc giải quyết bất kỳ vấn đề nào khác thôi . Bạn phải thận trọng và chu đáo.
Hít một hơi thật sâu
Nghiêm túc đấy, hãy hít một hơi thật sâu ngay lúc này. Đừng hấp tấp mà vội quyết định, bạn hãy dành một khoảng thời gian để cân nhắc và đưa ra sự lựa chọn chuẩn xác.
Quay lại trường học là bước đi lớn và phức tạp nên nếu bạn không coi nó như một phương án thì cũng ổn thôi. Mặt khác, bỏ việc mà không có kế hoạch dự trù thì thật là mạo hiểm. Tốt nhất bạn nên gắn bó với nó trong khi đang nỗ lực tìm một bến đỗ mới. Hơn nữa, bạn sẽ có “đòn bẩy thương lượng” nếu hiện tại đang làm việc mà nhận được lời mời từ một công ty khác.
Xác định vấn đề
Sau khi hít thở để lấy lại bình tĩnh và trước khi lập nên kế hoạch, bạn cần phải hiểu bản chất của vấn đề.
Hãy viết tất cả những điều bạn ghét về công việc hiện giờ ra một tờ giấy vì liệt kê chúng sẽ giúp bạn làm rõ mọi khúc mắc. Hãy nhìn vào danh sách của mình và tự hỏi những thứ bạn không ưa có liên quan đến công ty, ngành nghề hay vai trò cụ thể của bạn hay không.
Ví dụ, nếu bạn ngao ngán cái cách mà đồng nghiệp cạnh tranh với nhau thì nguyên nhân gốc rễ có thể do văn hóa nơi công ty bạn làm. Nếu bạn không thích biên dịch, báo cáo đơn thuần cả ngày thì bạn cần xem xét lại vai trò nghề nghiệp của bản thân.
Và nếu mọi thứ bạn thực hiện trong cả ngày hôm đó khiến bạn phát bực thì có thể bạn không thuộc về ngành công nghiệp này. Sẽ vô dụng khi bạn tìm một công việc mới mà không biết phải tránh điều gì nên chính danh sách trên sẽ giúp bạn xác định chúng.
Lập kế hoạch giải pháp
Giờ bạn nên hiểu vấn đề cốt lõi nằm ở đâu: ở công việc, công ty, ngành công nghiệp hay thậm chí ở cả ba phương diện. Hành động sau này sẽ phụ thuộc vào câu trả lời đó.
Hãy nói chuyện với bạn bè về sự nghiệp của họ. Hãy hẹn đồng nghiệp uống một tách cà phê và đưa ra những câu hỏi. Hãy sử dụng mạng xã hội để tìm và giữ liên lạc với các mối quan hệ, gặp gỡ và làm quen những người từ công ty hay ngành nghề khác.
Khi bạn tìm hiểu xong mọi thứ, bạn sẽ biết phải làm gì dựa trên những tình huống mô tả sau:
Nếu bạn thích công việc nhưng ghét công ty của mình
Nếu nơi làm việc là nguyên do khiến bạn mệt mỏi, đã đến lúc đi rải đơn xin việc rồi. Trước đó, hãy nhớ cập nhật hồ sơ, tập trung vào những thành tựu, kết quả công việc đồng thời phải luôn giữ thái độ tích cực khi nói đến công ty hiện tại nhé.
Hãy nói về kỹ năng sẵn có của bạn cũng như mong muốn được học hỏi thêm nhiều kỹ năng khác trong tương lai.
Nếu bạn ghét cả công việc và ngành công nghiệp của mình
Nếu bạn nhận ra vai trò của công việc như phải làm việc với các dữ liệu, khách hàng, số lượng văn bản yêu cầu là thứ khiến bạn thê thảm thì giải pháp đưa ra sẽ khó khăn hơn chút ít, bởi bạn cần xác định điều gì làm mình thật sự quan tâm. Thay vì cố gắng tìm ra đam mê, bạn hãy tự hỏi bản thân câu hỏi của nhà văn Whitney Johnson:
1. Những kỹ năng nào giúp bạn phát triển mạnh?
2. Điều gì giúp bạn thấy mạnh mẽ?
3. Điều gì làm bạn nổi bật?
4. Những lời ca tụng nào bạn có xu hướng phớt lờ?
Bạn có thế mạnh riêng, tôi đảm bảo! Nếu những câu hỏi trên không giúp được gì, hãy cân nhắc việc tìm cho mình một tư vấn viên nghề nghiệp để giúp bạn gỡ rối mọi khúc mắc.
Việc tìm một công việc, ngành nghề mới hay khám phá một đam mê tiềm ẩn cần rất nhiều thời gian và đôi khi đem lại cho ta kha khá những rắc rối. Nếu bạn từ tốn suy nghĩ về vấn đề, lập kế hoạch giải quyết và nỗ lực thay đổi, bạn sẽ thoát ra lối mòn trong tư tưởng và hạnh phúc với con đường riêng của mình.