Bạn có đưa tiền cho bố mẹ chi tiêu mỗi tháng? Chuyện tưởng đơn giản nhưng...
Kể cả khi khó khăn, bản thân người lớn cũng ngại ngùng khi phải xin tiền, tiêu tiền của con cái.
- 31-10-20218 cách cắt giảm chi tiêu thừa thãi khiến bạn đang nợ nần chồng chất cũng có thể giàu lên nhanh chóng
- 25-10-2021Ba cách chi tiêu vẫn bị coi nhẹ nhưng lại giúp 3 người bình thường này tích lũy được khối tài sản "khủng"
- 15-10-2021Áp dụng lối sống tối giản trong chi tiêu, dù có vài đứa con vẫn nuôi "ngon ơ", còn thường xuyên được đi du lịch!
Sau khi những người trẻ đi làm, cha mẹ họ thường nằm trong khoảng 50, 60 tuổi. Ở tuổi này thì cha mẹ đã có thể ở nhà nghỉ ngơi, chăm sóc nhà cửa, vườn tược, thi thoảng buôn chuyện với xóm làng. Những lúc này, tất nhiên phần đông người trẻ sẽ không yêu cầu cha mẹ của mình tự đi làm, kiếm tiền, tự túc cuộc sống ở quê nữa.
Tại sao lại nảy sinh ra vấn đề: Con cái có nghĩa vụ trích lương tháng để đưa cho cha mẹ chi tiêu hay không? Có rất nhiều ý kiến trái chiều với vấn đề mà phần lớn mọi người đều nghĩ câu trả lời hiển nhiên là "có" này.
(Ảnh minh hoạ)
Nhưng dường như lý do cũng đến từ khoảng cách thế hệ. Ở thế hệ của tôi, những người ngoài 30, sau khi nhận những đồng lương đầu tiên, họ ngay lập tức muốn báo hiếu với cha mẹ, dù người lớn không cần, bảo họ giữ lại dùng nhưng họ vẫn cố mua những món quà. Đây là tấm lòng, cũng như muốn nói với cha mẹ rằng bản thân đã có đủ khả năng để gánh vác những trách nhiệm trong gia đình, công việc, xã hội. Từ trước đến nay, khi bố mẹ đi du lịch nước ngoài hay khám bệnh, tôi đều là người chi trả hết.
Em gái tôi thì khác, cô ấy giữ từng đồng cho riêng mình. Ngay cả khi cô ấy đi du lịch, cô ấy sẽ mang quà về cho đồng nghiệp, nhưng lại không bao giờ tặng cho bố mẹ một món quà. Bao nhiêu năm rồi, tôi đều là người tặng quà sinh nhật, lễ tết cho họ. Năm gần đây, em gái tôi bất ngờ tặng mẹ một món quà có giá trị không lớn, nhưng mẹ tôi lại xúc động đến mức suýt khóc òa lên.
(Ảnh minh hoạ)
Khi mua nhà, tôi chỉ muốn mua căn hộ một phòng ngủ. Nhưng vì bố mẹ sẵn sàng trả trước một nửa, tôi phải nghĩ lại cho bố mẹ, tôi mua một căn hộ hai phòng ngủ, cũng phải tính đến vị trí địa lý để thuận tiện cho hai người. Em gái tôi cũng muốn mua nhà, mong bố mẹ hỗ trợ, còn cô ấy không động vào một xu tiền lương vì lý do muốn đảm bảo cho chất lượng cuộc sống riêng.
So sánh khoảng thời gian mới đi làm của tôi và cô em gái, trong khi tôi cố gắng tiết kiệm tiền, thì em gái lại sẵn sàng làm một cái thẻ tín dụng, trong khi tôi tiết kiệm cho kỳ nghỉ thì em gái sẵn sàng đi du lịch khắp nơi trên thế giới. Trong lòng cô em ấy chỉ quan tâm đến bản thân, không muốn gánh vác trách nhiệm gia đình, và nghiễm nhiên trách nhiệm đó đẩy sang tôi. Tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng mình nợ bố mẹ bất cứ thứ gì, cũng không nghĩ họ nợ mình cái gì cả.
(Ảnh minh hoạ)
Cha mẹ tôi bây giờ đã gần 60. Đôi khi mẹ nói rằng mẹ bị đau lưng, tôi nói rằng bà nên nghỉ ngơi được rồi. Nhưng xin nghỉ chưa được bao lâu, mẹ đã ra ngoài tìm việc khác vì lý do buồn chân buồn tay. Hàng tháng, tôi đều gửi cho mẹ một khoản tiền nhỏ đủ chi tiêu cho cuộc sống cơ bản, tuy không nhiều, nhưng mẹ bảo rằng không cần nó, hiện tại vẫn có thể tự kiếm tiền cho nên tôi không cần gửi tiền làm gì cả. Cha tôi cũng vậy, bác sĩ bảo ông phải nghỉ ngơi, nhưng ông bỏ mặc mọi lời khuyên, chỉ cần có thể đi lại thì ông vẫn có thể tự nuôi sống bản thân mình.
Tuỳ vào hoàn cảnh mỗi người mà lại có cách hành xử riêng, gia đình vốn giàu có, khá giả hay chỉ đủ ăn đủ mặc, không đưa tiền mỗi tháng cho cha mẹ cũng không phải lý do để chỉ trích họ. Thậm chí, kể cả khi khó khăn, bản thân người lớn cũng ngại ngùng khi phải xin tiền, tiêu tiền của con cái vì sợ ảnh hưởng đến cuộc sống mà con họ đang phải bươn chải kiếm sống.
Còn bạn, bạn nghĩ câu chuyện này như thế nào?
Pháp luật và bạn đọc