Bạn có nắm rõ “8 năm vàng” trong cuộc đời trẻ? Nhiều bậc cha mẹ hối hận vì biết quá muộn
Có thể nói các bậc cha mẹ luôn muốn con mình học được nhiều điều hay trong cuộc sống, nhưng liệu cha mẹ đã biết tuổi nào thì con học được điều nào chưa?
- 28-12-2018Đứng trước những sự lựa chọn mang tính “sống còn”, các nhà đầu tư, CEO lừng danh thế giới làm gì để đưa ra quyết định đúng đắn?
- 28-12-2018Chuyện về người phụ nữ bị Jack Ma "lừa" suốt 14 năm và bài học đáng suy ngẫm: Đừng háo hức với những lợi ích nhanh chóng!
- 28-12-201810 kinh nghiệm xương máu của những bậc tiền bối, học được cả đời sẽ không phải chạy đường vòng
Có thể nói quy luật phát triển, trưởng thành của trẻ là điều mà mọi bậc cha mẹ đều muốn biết. Cha mẹ nào cũng muốn con mình trưởng thành một cách tích cực, luôn muốn dạy cho con mọi điều, mọi thứ về cuộc sống. Nhưng liệu cha mẹ đã biết tuổi nào thì con học được điều nào chưa? Bài viết dưới đây có thể giúp cha mẹ phần nào hiểu các quy tắc phát triển của trẻ, để cha mẹ đưa ra những kỳ vọng hợp lý và kịp thời, nhất là khi trẻ gặp khó khăn và rắc rối. Khi hiểu được những quy tắc này, cha mẹ sẽ thực tế hơn và ít đi nỗi lo hơn.
Năm 1 tuổi: Hãy để trẻ phát triển một năm an toàn và không di chuyển
Khi trẻ lên 1 tuổi, những gì cha mẹ nên làm là thực sự chơi với chúng. Điều này tốt hơn bất kỳ kiến thức "cùn" nào, bởi vì đứa trẻ sẽ học được nhiều điều quý giá hơn ở đây. Nó biết rằng mình có người yêu thương, biết rằng mình là đứa con quý giá nhất của cha mẹ, biết rằng sẽ có người giúp nó khi gặp khó khăn, và biết rằng mọi thứ trên thế giới này đều rất đẹp.
Trẻ em sơ sinh và trẻ nhỏ đều trải qua những thất bại và khó khăn mỗi ngày. Ở độ tuổi của trẻ, chúng đặc biệt thích ai đó ở xung quanh chú ý đến hành động của chúng, khiến chúng vui vẻ, nói chuyện với chúng và chơi với chúng một cách tự nhiên nhất, để chúng có cảm giác an toàn và lớn lên suôn sẻ hơn. Điều cha mẹ nên làm nhất ở độ tuổi này của trẻ là kiên nhẫn ôm lấy chúng và nuôi dưỡng niềm tin, hạnh phúc của đời mình cho chúng.
Năm 2 tuổi: Một năm mà sự hài hước không thể bỏ qua
"Cảm giác hài hước" là một phần quan trọng để tạo nên một cá tính thu hút của một người. Hai tuổi rưỡi, đó là thời gian tốt nhất để nuôi dưỡng khiếu hài hước của trẻ em. Khi đó, chúng rời khỏi vòng tròn của chính mình và hòa nhập vào đám đông. Khi người khác cười, chúng cũng sẽ cười. Khi ở bên người lớn và cả trẻ em khác, chúng vẫn sẽ chủ động mỉm cười với người lớn như một cách giao tiếp với người lớn. Cha mẹ nên chú ý mở rộng sở thích của con cái, thêm các tình huống hài hước và có khả năng hài hước mạnh mẽ để trẻ có thể cảm nhận được. Bởi hài hước có thể loại bỏ nhiều căng thẳng và rắc rối cho chúng và có thể khiến chúng sống vui vẻ cả đời.
Năm 3 tuổi: Một năm để trẻ phát triển sự sáng tạo
Sự sáng tạo của trẻ nảy mầm khi chúng ba tuổi, đến từ sự tò mò và môi trường sống động xung quanh. Nếu có một môi trường phù hợp và cơ hội để truyền cảm hứng cho chúng, tiềm năng tự nhiên sẽ được tận dụng tối đa.
Để trẻ viết truyện, vẽ bút chì màu, đập bùn và khích lệ chúng là một cách tốt để trau dồi khả năng sáng tạo của chúng. Chúng có thể kể cho bạn nghe câu chuyện mà có kết thúc khác do chúng tự nghĩ ra; Chúng cũng có thể cắt hình ảnh và kể một câu chuyện dựa trên những hình ảnh ấy. Những thực hành này giúp trẻ suy nghĩ tích cực và phát triển trí tưởng tượng của mình, đặc biệt là để tăng cường khái niệm logic. Trồng các loại hoa và cây, nuôi động vật nhỏ, hay thường đưa chúng đi chơi cũng là một cách tốt để truyền cảm hứng cho sự sáng tạo của trẻ em.
4 tuổi: Năm trẻ phát triển nhanh chóng trong ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một trong những sở thích của một đứa trẻ bốn tuổi và khi đó chúng trở nên rất thích nói chuyện. Nhưng các bậc cha mẹ xin lưu ý một điều rằng đừng cười vào những sai lầm của trẻ em trong việc sử dụng ngôn ngữ, nếu không trẻ sẽ cảm thấy lo lắng vì chúng sợ mắc lỗi và thậm chí gặp phải vấn đề nói lắp hoặc đơn giản là không muốn nói chuyện nữa. Bốn tuổi cũng là độ tuổi mà trẻ thích đặt câu hỏi. Chúng có vô tận những câu hỏi, lý do, một phần là vì mong muốn biết một cái gì đó mới, một phần là để vui vẻ, và một phần là để chúng thể hiện sự phản kháng. Tất nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là yêu cầu kiến thức, vì vậy cha mẹ hãy cố gắng thỏa mãn chúng.
5 tuổi: Năm thân mật nhất trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
Một đứa trẻ 5 tuổi có thể kiểm soát hành vi của mình và làm những điều để hòa hợp với người khác. Ở giai đoạn này, chúng rất yêu cha mẹ mình. Điều chúng thích nhất là làm cho cha mẹ vui vẻ và hạnh phúc. Lời nói của cha mẹ là những quy tắc vàng đối với chúng. Những lời khen ngợi và khẳng định từ họ cũng rất quan trọng đối với chúng.
Nhưng cũng bởi vì chúng nghĩ rằng cha mẹ là những người thân nhất của mình, đôi khi chúng lầm tưởng rằng cha mẹ nên biết những gì chúng nghĩ. Khi chúng nói chuyện với cha mẹ, chúng thường không đủ kiên nhẫn để nói tất cả những gì mình nghĩ, và sau đó trở nên tức giận với họ vì họ thậm chí không hiểu những gì chúng muốn nói. Vì vậy ở độ tuổi này cha mẹ hãy cố gắng nói chuyện thật nhiều với trẻ, để có thể hiểu chúng hơn và thân mật hơn.
6 tuổi: Năm trẻ có "mâu thuẫn nội tâm"
Đây có thể là độ tuổi vướng víu nhất giữa cha mẹ và con. Vào 5 tuổi, cha mẹ là trung tâm của cả thế giới của đứa trẻ, nhưng đến khi chúng 6 tuổi, trung tâm của thế giới đã là chính chúng. Chúng sẽ phải đến trường và trở nên độc lập hơn. Một mặt, chúng không muốn tách rời khỏi vòng tay cha mẹ. Mặt khác, chúng rất muốn tự lập, vì vậy chúng thường phải đấu tranh giữa cha mẹ và mình. Và khi một đứa trẻ mất bình tĩnh hay có một vấn đề lớn giữa mẹ và đứa trẻ, cha sẽ là người ra mặt và thường "giảng hòa" cả gia đình.
7 tuổi: Năm tư duy trừu tượng bắt đầu phát triển
Học sinh tiểu học 7 tuổi thường nghĩ rằng chúng là trung tâm của toàn thế giới, và bất cứ thứ gì di chuyển được đều là một sinh vật sống. Chúng cũng sẽ nghĩ sự xuất hiện của một số điều liên quan đến mong muốn của mình như: "Tôi muốn mưa, trời sẽ mưa". Chúng thậm chí tin rằng có phép thuật, các vật thể và hiện tượng tự nhiên sẽ có cảm xúc và suy nghĩ như mọi người.
Sự phát triển của tư duy trừu tượng cho phép trẻ em nhìn thấy sự tương đồng và khác biệt giữa các đối tượng. Chúng có thể hiểu rằng sự thay đổi về hình dạng của container không gây ra sự thay đổi về số lượng, và cũng bắt đầu hiểu ý nghĩa của số lượng.
8 tuổi: Năm trẻ suy nghĩ hăng hái và tích cực
Trẻ em 8 tuổi đã có thể bắt đầu suy nghĩ về nhiều vấn đề. Suy nghĩ và ngôn ngữ của chúng phát triển một cách toàn diện, và khả năng phán đoán được nâng cao. Chúng có thể sử dụng logic đơn giản để đưa ra kết luận nhất định và thực hiện suy luận đơn giản.
Một thay đổi quan trọng khác trong suy nghĩ là một đứa trẻ 8 tuổi không còn tin vào phép màu như trong quá khứ, và bây giờ chúng ngày càng nhận thức được sức mạnh khách quan của tự nhiên, mặc dù không hoàn toàn, nhưng chúng đã có thể phân biệt giữa tưởng tượng và thực tế.
Cuối cùng, phải cảnh báo mọi người rằng việc có được khả năng của trẻ em là một điều hoàn toàn tự nhiên. Mỗi đứa trẻ đều có cách phát triển khác nhau. Tốc độ lớn lên và trưởng thành của trẻ cũng khác nhau. Không phải tất cả trẻ em đều "sẽ" hoặc "nên" như thế nào ở độ tuổi đó.
Nhịp sống kinh tế