MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bạn không thích theo dõi chi tiêu thì đây chính là cách quản lý tiền cực đơn giản mà hiệu quả dành cho bạn

14-12-2020 - 14:46 PM | Sống

Bạn không thích theo dõi chi tiêu thì đây chính là cách quản lý tiền cực đơn giản mà hiệu quả dành cho bạn

Thay vì phải phân chia rạch ròi giữa "nhu cầu" và "mong muốn" như quy tắc 50/30/20, giờ bạn có thể gộp chung chúng lại và biến thành ngân sách 80/20.

Một trong những chiến lược lập ngân sách phổ biến nhất là ngân sách 50/30/20, với lời khuyên mọi người nên chi tiêu 50% tiền cho các nhu cầu cần thiết, 30% cho các nhu cầu tùy ý và 20% cho các khoản tiết kiệm.

Bạn không thích theo dõi chi tiêu thì đây chính là cách quản lý tiền cực đơn giản mà hiệu quả dành cho bạn - Ảnh 1.

Ngân sách 50/30/20 là một trong những ngân sách phổ biến nhất, nhưng nó không phải là lựa chọn duy nhất của bạn, có một kế hoạch khác được gọi là ngân sách 80/20. Đối với những người đang tìm kiếm một cách đơn giản để duy trì sự ổn định tài chính, kế hoạch này rất đáng để thử.

Đây là cách nó hoạt động và sự khác biệt so với kế hoạch 50/30/20.

Kế hoạch 50/30/20

Thực tế kế hoạch 80/20 là một phần phụ của kế hoạch 50/30/20.

Nếu như kế hoạch 50/30/20 là 50% thu nhập mang về nhà sẽ dành cho các nhu cầu thiết yếu như nhà ở, điện, xăng, hàng tạp hóa và hóa đơn nước. 30% khác có thể đến các mục tùy ý như ăn uống tại nhà hàng, mua điện thoại di động mới, uống bia hoặc mua vé xem phim. Cuối cùng, 20% nên dành cho tiết kiệm hoặc trả nợ.

Bạn không thích theo dõi chi tiêu thì đây chính là cách quản lý tiền cực đơn giản mà hiệu quả dành cho bạn - Ảnh 2.

Nguyên tắc ngân sách 50/30/20. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, với những người lần đầu có ý định học cách quản lý tài chính, họ có thể gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa mong muốn và nhu cầu. Ví dụ như:

Internet là "nhu cầu" nếu bạn làm việc tại nhà nhưng là "mong muốn" nếu ngược lại.

Quần áo là "nhu cầu", nhưng bạn cần bao nhiêu trang phục và mức giá "cần thiết" để trả cho chúng là bao nhiêu?

Bánh mì và sữa là "nhu cầu", nhưng kem lại là "mong muốn".

Ngay cả khi bạn biết những thứ như kem là “mong muốn” và các loại thực phẩm khác là “nhu cầu”, bạn vẫn sẽ cần thời gian để xem lại biên lai hàng tạp hóa và phân tách các chi phí trên cơ sở loại hàng hóa. Điều này khiến cho một số người không muốn phân loại và theo dõi chi tiêu của họ chặt chẽ như kế hoạch 50/30/20 yêu cầu.

Kế hoạch 80/20

Kế hoạch ngân sách 80/20 về cơ bản là một phiên bản đơn giản hóa của kế hoạch 50/30/20. Trong ngân sách này, bạn dành 20% thu nhập của mình cho khoản tiết kiệm và 80% còn lại cho mọi việc khác.

Bạn không thích theo dõi chi tiêu thì đây chính là cách quản lý tiền cực đơn giản mà hiệu quả dành cho bạn - Ảnh 3.

Quy tắc 80/20 đơn giản chỉ là 20% cho tiết kiệm và 80% còn lại chính là sự kết hợp của "nhu cầu" và "mong muốn. Ảnh minh họa

Điều hay của kế hoạch này là bạn không phải theo dõi chi tiêu và không phải phân biệt giữa "mong muốn" và "nhu cầu". Bạn chỉ cần lấy tiền tiết kiệm của mình ngay sau khi nhận lương và cất chúng đi, phần còn lại bạn được hoàn toàn quyết định việc chi tiêu.

Kế hoạch ngân sách 80/20 là một điểm khởi đầu tuyệt vời, nhưng đây nên là mức tối thiểu bạn tiết kiệm. Càng tiết kiệm được càng nhiều càng tốt. Khi bạn đạt được 80/20, hãy tự đẩy mình tới tỷ lệ tiết kiệm 70/30, sau đó là 60/40.

Khi số tiền tiết kiệm của bạn tăng lên, thì tính linh hoạt và cơ hội của bạn cũng tăng theo. Không phải tất cả các khoản tiết kiệm đều cần dành cho nghỉ hưu. Bạn có thể đưa những khoản tiền đó vào các tài khoản đầu tư như mua bất động sản cho thuê, kinh doanh quy mô nhỏ, tận hưởng các kỳ nghỉ hay thậm chí là thay đổi nghề nghiệp, đầu tư cho kiến thức chuyên môn.

Tuy nhiên, đừng để mục tiêu tiết kiệm của bạn phải trả giá bằng những khoản nợ. Hãy đảm bảo bạn vẫn có thể sống thoải mái và vẫn tiết kiệm được tối đa.

Theo: thebalance

Theo Hong Tran

Phụ nữ Việt Nam

Trở lên trên