Bán nhà khoảng 26,3 tỷ đồng, 1 năm sau người chủ hối hận khi giá BĐS tăng 25%: Thà bồi thường hơn 650 triệu đồng chứ nhất định không bán nữa
Tưởng bán nhà được giá hời, ai ngờ 1 năm sau giá BĐS tăng chóng mặt khiến người đàn ông hối hận, muốn phá vỡ hợp đồng mua bán, chấp nhận bồi thường 1 khoản tiền không nhỏ.
- 14-06-2023Cô gái trẻ dễ dàng kiếm 56 triệu đồng/tháng nhờ sắp xếp tủ đồ, gỡ trang sức bị rối cho người giàu
- 12-06-2023Chi 10 tỷ VND mua nhà, để bạn gái cùng đứng tên, khi chia tay "đòi lại quà không thành", người đàn ông tức giận đệ đơn ra tòa
- 07-06-2023Bán nhà to, mua căn hộ 1 phòng ngủ giá 23,1 tỷ đồng để tiện cho con đi học, tôi "lỗ to" gần 3 tỷ đồng sau 2 tháng, cuộc sống bất tiện đủ đường
Sự phát triển của xã hội hiện tại gắn liền với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Sự phát triển này bên cạnh việc đem lại những nguồn lực tiềm năng thì còn khiến cho giá cả của tất cả mặt hàng đều có sự thay đổi. Và trong tất cả các loại hàng hoá, thì bất động sản - "loại hàng hoá đặc biệt", lại là thứ tăng giá một cách kinh khủng nhất.
Trong những năm vừa qua, đề tài xoay quanh vấn đề nhà đất chưa bao giờ hết "hot". Khi việc sở hữu bất động sản dần được gắn liền với "sự thành công" thì người ta lại càng hứng thú với việc đầu tư vào bất động sản. Do giá nhà đất ngày một có xu hướng tăng lên khiến cho nhiều người càng muốn mua nhà hoặc mua đất nhanh nhất có thể để có được cái giá hời nhất. Thế nhưng, song song với điều này chính là những "pha lật kèo" đến từ người bán nhà đất, thậm chí không ngại phá vỡ hợp đồng đã giao dịch chỉ vì nghĩ rằng đáng lẽ có thể bán với giá cao hơn. Câu chuyện dưới đây là một ví dụ điển hình cho mô típ trên.
Cách đây hai năm, Anh Trần (tên nhân vật đã được thay đổi) đến từ Tô Giang, Trung Quốc đã ký hợp đồng mua một căn nhà trị giá 8 triệu NDT (tương đương 26,2 tỷ VNĐ). Đặc biệt đây chỉ là giá của căn nhà tính đến thời điểm mua chứ chưa bao gồm tiền sửa chữa. Đây là một căn nhà có diện tích khá lớn, vì vậy việc sửa chữa và trang trí lại ngôi nhà sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức.
Để tránh phiền phức, anh Trần đã thương lượng với chủ cũ của ngôi nhà và yêu cầu họ giúp đỡ trong quá trình sửa sang lại theo yêu cầu của anh. Hai bên thống nhất, sau khi ngôi nhà sửa chữa xong, anh Trần sẽ thanh toán toàn bộ chi phí sửa chữa cho người chủ cũ. Tiếp đó, anh Trần đã đặt cọc trước 10 vạn NDT (tương đương 328,5 triệu VNĐ) cho chủ cũ ngôi nhà coi như thỏa thuận giữa hai bên đã giải quyết xong.
Ảnh minh họa
Thế nhưng, việc sửa chữa căn nhà lại kéo dài trong suốt một năm. Và trong một năm đó, giá nhà đất của khu vực này lại tăng cao một cách bất ngờ. Căn nhà mà anh Trần mua đã được định giá lên thành 10 triệu NDT (tương đương 32,8 tỷ VNĐ), tăng hơn 2 triệu NDT (tương đương 6,6 tỷ VNĐ) so với giá ban đầu.
Nhưng chính sự tăng giá này lại khiến cho chủ cũ của ngôi nhà cảm thấy hối hận. Ông ta đã liên lạc lại với anh Trần và nói rằng hiện tại không thể bán ngôi nhà với giá 8 triệu NDT (tương đương 26,3 tỷ VNĐ) ban đầu nữa. Lý do là ông ta đã quên không tính một khoản chi phí nên mới có giá là 8 triệu. Bây giờ, trừ khi anh Trần sẵn sàng trả thêm tiền, nếu không thì chủ nhà không thể bán lại được. Đồng thời, ông ta áy náy xin lỗi và nói sẽ bồi thường cho anh Trần 20 vạn NDT (tương đương 656 VNĐ) chứ không thể bán nhà cho anh với giá thỏa thuận ban đầu.
Ảnh minh hoạ
Đương nhiên, anh Trần sau khi nghe chuyện này thì vô cùng bàng hoàng, bởi hợp đồng mua bán nhà vốn đã được hai bên ký kết từ đầu. Bây giờ phía chủ nhà lại vì chênh lệch giá nhà mà hối hận, muốn phá vỡ hợp đồng và sẵn sàng bồi thường hợp đồng. Đây là điều không thể chấp nhận được. Bởi số tiền đó chỉ là 1 phần nhỏ so với món lợi khi giá nhà đã tăng.
Sau khi tiến hành thương lượng, hai bên vẫn không thể đưa ra được thỏa thuận cuối cùng. Kết quả anh Trần đã đệ đơn kiện người chủ nhà lên toà án. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, việc xét xử vẫn chưa có kết quả và căn nhà hiện tại vẫn đang trong tình trạng "ngủ đông".
Câu chuyện này đã tạo nên một cuộc tranh luận không hồi kết trên mạng xã hội. Một số bạn đọc bình luận đồng cảm với anh Trần bởi không ít người bán đi bán lại nhà chỉ vì giá nhà đất có sự thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, một bộ phận dân cư mạng lại đồng tình với người chủ nhà và cho rằng việc bồi thường thiệt hại là có thể chấp nhận được. Hiện tại, kết quả vụ kiện vẫn đang rất được quan tâm.
Nhịp sống thị trường