Bạn sẽ khó tin 7 xe này tồn tại ngoài đời thực: Chiếc cao bằng toà nhà 30 tầng, chiếc có tới 11 bánh
Xe chuyên dụng, đúng như tên gọi của mình, thường chỉ phục vụ một mục đích duy nhất nên có những thiết kế khá kỳ lạ.
- 12-03-2023Bỏ phố về quê làm chủ: Người mất trắng 1 tỷ, người chỉ cầm 180 triệu lại biết cách "tiền đẻ ra tiền"
- 12-03-2023Thót tim với "trend" cheo leo giữa núi: Nằm đọc sách, ăn ngủ ở vực sâu hàng trăm mét, có duy nhất 1 dây an toàn
- 12-03-2023Không phải Rolex hay Patek Philippe, đồng hồ giá vài triệu đồng vẫn được "dân chơi" sừng sỏ để mắt: Bất chấp thời lạnh 3 độ, xếp hàng thâu đêm để mua
Bagger 293 - Có lẽ là "phương tiện" lớn nhất thế giới theo sách kỷ lục Guinness công nhận, Bagger 293 là máy xúc gàu quay sử dụng trong lĩnh vực khai thác tài nguyên. Chiếc "xe" này cao 96 mét (tương đương toà nhà khoảng 30 tầng), dài 225 mét, nặng 14.200 tấn và yêu cầu 5 người vận hành cùng lúc. Xe có khả năng vận chuyển 240.000 mét khối đất mỗi ngày.
Lunar Rover - Lunar Rover và "hậu nhân" sau này là Mars Rover là xe chuyên dụng với khả năng vận hành địa hình và độ bền đỉnh cao để chinh phục khí hậu các hành tinh khác. Trong khi Lunar Rover đã kết thúc hành trình của mình từ lâu, Mars Rover và các hậu bản sau này vẫn đang trong quá trình khám phá Sao Hỏa để tìm sự sống.
Space Shuttle Crawler Transporter - Chiếc xe chuyên dụng này có một nhiệm vụ "rất đơn giản", đó là mang tên lửa tới bệ phóng. Công đoạn này đòi hỏi khả năng tải trọng khủng khiếp và độ chính xác lớn khi chỉ một sai sót nhỏ có thể để lại hậu quả khôn lường.
Michelin Poids Lourd Rapide - Chiếc xe 11 bánh được Michelin tự tùy biến để thử nghiệm các dòng sản phẩm lốp của họ một cách nhanh và hiệu quả nhất có thể.
Disneyland Trams - Chiếc xe chuyên dụng có lẽ được nhiều người bắt gặp nhất trong danh sách là xe dùng để chuyên chở du khách tham quan Disneyland. Không nhiều địa điểm có một chiếc xe nhiều toa như thế này.
Antarctic Snow Cruiser - Chiếc xe được phát triển để chinh phục Nam Cực này có cả máy bay cỡ nhỏ đi kèm và là... một thất bại thảm hại. Dù không phủ nhận không gian bên trong xe cực kỳ tiện lợi (có xưởng cơ khí, phòng điều khiển, bếp, nhà kho và các phòng riêng cho người sử dụng), dự án do người Mỹ phát triển này lại có khả năng vận hành quá kém cỏi (ngay cả khi so với tiêu chuẩn thời đó là 1940) để vận hành được ở Nam Cực.
Hiện Antarctic Snow Cruiser vẫn đang "trôi nổi" đâu đó tại Nam Cực sau khi được chuyển hóa thành căn cứ di động và sau đó cũng bị bỏ lại từ 1941.
Thể thao văn hóa