Bàn tay của những người hay đau ốm, dễ mắc bệnh thường "lên tiếng" cảnh báo qua 5 dấu hiệu này: Ai cũng từng mắc nhưng lại bỏ qua
Không chỉ giúp chúng ta cầm nắm hay làm những việc khác, bàn tay còn là một “trợ thủ đắc lực” của sức khỏe nhờ khả năng phản ánh sớm bệnh tật thông qua 5 dấu hiệu này.
- 05-10-20204 KHÔNG cần tránh triệt để khi ăn cua vì nếu phạm phải sẽ "rước họa vào thân"
- 04-10-2020Kiểu người có 3 loại tính cách sau đây như kẻ tiểu nhân ích kỷ, luôn bị chúng bạn xa lánh, không bao giờ hội ngộ được quý nhân
- 04-10-2020Nghiên cứu mới gây "sốc": Không đánh răng có thể gây ung thư!
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, bàn tay là một trong những bộ phận đầu tiên bị lão hóa trên cơ thể con người. Bởi vậy chỉ cần nhìn vào tay cũng đoán được tình trạng sức khỏe của bản thân, từ độ dài ngón tay cho đến lực cầm nắm đều có thể tiết lộ những bất thường trong cơ thể.
Theo Wendy Denning – bác sĩ tại Trung tâm Y tế The Health Doctor ở London (Anh) chia sẻ, có những thay đổi tuy rất nhỏ nhưng lại ngầm cảnh báo nhiều bệnh đang "làm tổ" trong người, từ tuần hoàn kém cho đến bệnh gan thận. Vậy nên để phát hiện và chữa trị kịp thời, bạn cần phải nhận biết ngay 5 dấu hiệu sau:
1. Lòng bàn tay đỏ ửng lên
Bác sĩ Wendy cảnh báo rằng, lòng bàn tay đỏ tuy khá bình thường với nhiều người nhưng lại là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh gan, đặc biệt nếu bạn trên 50 tuổi. Lúc này, nội tiết tố trong cơ thể bị mất cân bằng làm các mạch máu bị giãn nở. Nó cũng là triệu chứng sớm của bệnh viêm khớp dạng thấp.
Bàn tay đỏ ửng lên bất thường luôn là dấu hiệu cảnh báo bệnh, đừng chần chờ nữa mà hãy đi khám ngay.
Thế nên một khi phát hiện tay mình đang đỏ ửng lên bất thường, bạn cần chủ động đi khám sớm để điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thay đổi chế độ ăn lành mạnh hơn và hạn chế bia rượu xem tình hình có thuyên giảm không.
2. Tay thường xuyên run rẩy
Theo chuyên trang sức khỏe Heath, nếu bạn không ngủ đủ giấc thì tay sẽ có xu hướng run rẩy nhiều hơn. Ngoài ra nó còn là dấu hiệu ban đầu của Parkinson – một loại bệnh khiến con người không thể kiểm soát được cơ bắp. Đôi khi run tay có thể do bạn đang lo âu, căng thẳng quá mức mà nên.
Nếu tình trạng run tay vẫn tiếp diễn, bạn nên đi khám sớm để tìm ra cách giải quyết triệt để nhất. Một vài phương pháp để cải thiện chứng này thường là tập vật lý trị liệu hoặc thay đổi lại chế độ ăn uống, tránh dùng quá nhiều cà phê, trà hoặc các chất kích thích như rượu bia.
3. Tay mất cảm giác, có cảm giác ngứa ran
Một hôm thức dậy, bỗng tay trở nên mất cảm giác và khi cử động thì nó ngứa ran khó chịu. Lúc này đừng vội hoảng hốt bởi thông thường, đây chỉ là dấu hiệu bạn ngủ đè lên dây thần kinh cảm giác trong thời gian dài, chỉ cần nghỉ ngơi là hết. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn lặp đi lặp lại mỗi ngày thì ắt hẳn bạn đã mắc bệnh.
Tay run và hay ngứa ran là triệu chứng ban đầu của nhiều loại bệnh nguy hiểm.
Theo đó, những triệu chứng tay mất cảm giác hay ngứa ran có thể là dấu hiệu của các loại bệnh như thoái hóa xương cổ tay, hội chứng ống cổ tay, huyết khối tĩnh mạch chi, thiếu máu hay thậm chí là tiểu đường… Vậy nên, bạn bắt buộc phải đến bác sĩ để xin thêm ý kiến kẻo bệnh trầm trọng hơn.
4. Tay ra mồ hôi liên tục
Đây là dấu hiệu ban đầu của chứng tăng tiết mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vật và cường giao cảm gây nên. Chưa kể mồ hôi còn tiết ra nhiều hơn nếu bạn đang trong trạng thái căng thẳng, giận dữ hay sợ hãi quá mức.
Đổ mồ hôi tay liên tục cũng là triệu chứng khởi phát sau khi mắc bệnh cường giáp hoặc thiếu hụt vitamin D, canxi hay kẽm. Nguy hiểm hơn, đôi lúc triệu chứng này còn cảnh báo cơ thể bị nhiễm độc đến từ thực phẩm hay môi trường bên ngoài. Khi các chất độc này làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách đổ mồ hôi nhằm đào thải chúng ra ngoài.
5. Tay khô, nhợt nhạt thiếu sức sống
Với phụ nữ nói riêng, bàn tay bị khô và thiếu sức sống "tố cáo" bạn đang uống quá ít nước, khiến tay lẫn làn da mất độ ẩm vốn có. Ngoài ra, tay khô cũng cho thấy chị em bị bệnh chàm, hoặc đang bị thiếu hụt nội tiết tố estrogen hoặc đang bước vào thời kỳ mãn kinh .
Nếu muốn khắc phục chứng này, bạn hãy điều chỉnh lại lối sống sinh hoạt để cân bằng lại nội tiết tố, kiểm soát sự suy giảm estrogen trong cơ thể. Bên cạnh đó, bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để dưỡng ẩm cho bàn tay, ăn thêm nhiều các loại hạt và quả hạch trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Theo Cheatsheet, Saga, Heath
Pháp luật và bạn đọc