Bảng chi tiêu của sinh viên mới ra trường khiến ai xem cũng phải trầm trồ: Một ngày chỉ ăn 60k nhưng lại có thể góp công lo việc nhà và tự mua được xe máy
Thu nhập chưa cao nhưng khả năng vun vén của cậu bạn này thì phải gọi là “đỉnh nóc, kịch trần”.
- 23-07-202445 triệu/tháng chi tiêu cho gia đình 5 người ở Hà Nội: Nghe thì hoảng hốt nhưng xem kĩ chẳng biết phải cắt giảm ở đâu
- 18-07-2024Sau 3 năm sống tối giản, cô gái 26 tuổi ở Hà Nội khẳng định: "Sống ở thành phố lớn cũng không tốn kém nếu bạn biết cách chi tiêu!"
- 17-07-2024Du khách Việt Nam ở Thái Lan: Luôn trong top đông đảo nhất, có năm chi tiêu nửa tỷ USD
Nếu đã là một người có thâm niên “lăn lộn” trong thị trường lao động, mà đến giờ này, tài khoản tiết kiệm của bạn vẫn chẳng có nổi mấy đồng phòng thân, chúng tôi khá chắc bạn sẽ cảm thấy “thức tỉnh” ngay sau khi đọc những lời tâm sự của cậu sinh viên mới ra trường này.
Lương 8 triệu nhưng chỉ tiêu 4 triệu, nhìn bảng liệt kê các khoản chi mới thấy nể!
Mới đây trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính, một bạn sinh viên mới ra trường đã liệt kê các khoản chi tiêu trong tháng của mình, nhờ mọi người tư vấn để tiết kiệm được nhiều thêm.
Trong phần bình luận của bài đăng, không ít người đã dành cho cậu bạn này những lời ngợi khen về tư duy tiết kiệm cũng như cách phân bổ các khoản chi. Công tâm mà nói, đâu phải ai cũng biết nghĩ tới việc để dành tiền thay dầu xe, gửi cho mẹ 500k mỗi tháng,... với mức lương 8 triệu/tháng?
Không chỉ có vậy, khi trả lời câu hỏi của mọi người, cậu bạn còn cho biết bản thân đã tiết kiệm được “mấy chục triệu” để hỗ trợ việc của gia đình, đồng thời, tự mua được cho mình một chiếc xe máy.
3 điều đáng học hỏi từ cách quản lý chi tiêu của bạn trẻ này
Các đàn anh, đàn chị - những người đã đi làm nhiều năm mà tài khoản tiết kiệm vẫn đang rỗng tuếch, nếu có đọc đến đây, có lẽ cũng đã “thức tỉnh” được phần nào về việc cần nghiêm túc quản lý, lên kế hoạch chi tiêu.
1 - Bỏ ngay suy nghĩ “đợi lương cao rồi tiết kiệm” đi!
Lương 8 triệu thời buổi này có được gọi là cao không? Chắc chắn là không rồi. Vậy mà cậu bạn trong câu chuyện phía trên vẫn tiết kiệm được “vài chục triệu” để hỗ trợ gia đình, rồi còn tự mua được xe máy cho bản thân. Công tâm mà nói, không ít người lương 10-12 triệu/tháng, đã đi làm nhiều hơn 1 năm, cũng còn chưa làm được như cậu bạn này.
Điều làm nên sự khác biệt ở đây thực ra không có gì cao siêu, khó hiểu: Người biết tích tiểu thành đại không bao giờ ỷ lại vào hai từ “lương cao”. Và ranh giới giữa “Đợi lương cao rồi tiết kiệm” và “Không bao giờ tiết kiệm” thực ra rất mong manh.
Lương bao nhiêu là cao? - Chắc chắn chẳng ai có thể đưa ra một con số cụ thể, đúng với tất cả, vì nhu cầu chi tiêu của mỗi người là khác nhau.
Chưa kể, cũng không có gì đảm bảo thu nhập tăng mà mức chi tiêu không tăng. Thế nên, dẹp ngay cái suy nghĩ “đợi lương cao rồi tiết kiệm” đi! Lương thấp thì tiết kiệm ít, từng chút, từng chút một. Trước tiên là để hình thành thói quen tiết kiệm rồi sau đó mới bàn tới con số.
Yếu tố quan trọng nhất, quyết định bạn có tiết kiệm thành công hay không, chính là tính bền bỉ. Mỗi ngày tiết kiệm 30k mà duy trì được liên tục trong 365 ngày vẫn tốt hơn là hôm nay tiết kiệm hẳn 500k, rồi mai thấy oải quá nên “tiêu bù” và chẳng thèm tiết kiệm nữa.
2 - Không đợi dư dả rồi mới gửi tiền về cho mẹ
Mỗi tháng, cậu bạn trong cậu chuyện phía trên đều trích 500k gửi về cho mẹ. Nhiều người có thể nghĩ rằng 500k chẳng đáng là bao, nên thôi chẳng gửi nữa; hoặc lại tiếp tục lăn vào đường mòn của sự chờ đợi: “Đợi lương cao rồi báo hiếu một thể”.
Mỗi tháng, cậu bạn trong cậu chuyện phía trên đều trích 500k gửi về cho mẹ. Nhiều người có thể nghĩ rằng 500k chẳng đáng là bao, nên thôi chẳng gửi nữa; hoặc lại tiếp tục lăn vào đường mòn của sự chờ đợi: “Đợi lương cao rồi báo hiếu một thể”.
3 - Quản lý chi tiêu chặt chẽ, không thừa, không thiếu khoản nào
Nhìn lại một lượt các khoản chi của cậu bạn, có thể thấy với mức lương 8 triệu và ngân sách chi tiêu gói gọn trong 4 triệu, gần như không có đầu mục nào bị bỏ qua: Tiền ăn, tiền dự phòng, tiền để dành bảo dưỡng xe, tiền ăn vặt cho bản thân, tiền cho mẹ, tiền đi chơi với bạn gái.
Với một nam thanh niên ngoài 20 tuổi, mới tốt nghiệp đại học, biết lên kế hoạch chi tiêu chi tiết tới từng đầu mục như vậy, rõ ràng là đáng khen và cũng rất đáng học hỏi.
Giờ thì thử nhìn lại nhu cầu cơ bản của chính mình mỗi tháng xem sao, liệu bạn có liệt kê được những khoản chi cơ bản, cố định kèm theo ngân sách cụ thể như cậu bạn này không? Nếu không, bắt đầu ngay đi chứ còn đợi gì nữa?
Nhịp sống thị trường