45 triệu/tháng chi tiêu cho gia đình 5 người ở Hà Nội: Nghe thì hoảng hốt nhưng xem kĩ chẳng biết phải cắt giảm ở đâu
Chi tiêu cho một gia đình lên đến 45 triệu/tháng liệu có phải là tiêu hoang?
- 18-07-2024Sau 3 năm sống tối giản, cô gái 26 tuổi ở Hà Nội khẳng định: "Sống ở thành phố lớn cũng không tốn kém nếu bạn biết cách chi tiêu!"
- 16-07-2024Có thể sống sung túc và hạnh phúc với khoản chi tiêu chưa đến 3 triệu đồng/tháng theo phương thức tối giản
- 13-07-2024Bảng chi tiêu khiến CĐM “dậy sóng”: Đi du học lấy bằng Thạc sĩ xong ở nhà chồng nuôi, mỗi tháng cầm 120 triệu chi tiêu vẫn thấy thiếu
Vẫn biết rằng chi tiêu ở thành phố lớn luôn luôn đắt đỏ nhưng đôi khi ngồi xuống làm thống kê hoặc ghi chép lại chi tiêu vẫn khiến người ta giật mình hoảng hốt.
Thường thì trên các nhóm hội người ta hay chia sẻ cách để tiết kiệm hết mức có thể nhưng mới đây, một tài khoản TikTok có tên Tâm Lê đã đăng một clip hết sức chân thực nhưng lại khá "phũ" về tổng chi tiêu một tháng của gia đình cô.
Gia đình cô có 5 thành viên, hiện đang sinh sống, làm việc và học tập tại Hà Nội, gồm 2 vợ chồng và 3 con nhỏ. Cô cũng chia sẻ đúng là phải đặt bút để ghi thử lại thì mới rõ được mức chi tiêu của gia đình mình thế nào.
Tổng số tiền gia đình cô chi tiêu trong một tháng lên đến con số 45 triệu. Với những gia đình thu nhập không cao thì đây quả là một bảng chi tiêu gây choáng váng và hoảng hốt, tuy nhiên nó có thực sự là phí phạm, tiêu hoang hay không thì phải xem kĩ các khoản chi của gia đình này.
1. Tiền ăn: 6 triệu
2. Học phí của 3 bé: 15,5 triệu
3. Tiền sữa: 3,5 triệu
4. Tiêm ngừa: Khoảng 3 triệu
5. Tiền bỉm: 500.000
6. Ốm đau, thuốc bổ: 2,5 triệu
7. Xăng xe và tiền ăn sáng + ăn trưa của chồng: 4 triệu
8. Điện nước: 1 triệu
9. Dịch vụ, mạng, vé xe: 500.000
10. Điện thoại: 500.000
11. Đồ gia dụng: 500.000
12. Quỹ cho mẹ: 500.000 đến 1 triệu
13. Quỹ dự phòng: 3 triệu
14. Mua sắm quần áo, giày dép: 1 triệu
15. Bảo hiểm nhân thọ: 2 triệu.
Tổng tất cả khoảng 45 triệu/tháng.
Ngoài những khoản cố định không thể cắt giảm như học phí cho các con, các khoản chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm hay tiền điện nước, dịch vụ cơ bản của một gia đình thì còn lại những khoản có thể xê dịch như ăn uống của cả nhà, ăn uống riêng của chồng ra thì cô ấy chi tiêu không hề quá tay.
Tiền ăn cho một gia đình 5 người gồm 2 người lớn và 3 bé chỉ có 6 triệu, nếu cộng cả tiền ăn riêng sáng và trưa của chồng thì mỗi tháng gia đình này chi cho việc ăn uống chưa đến 10 triệu đồng. Đây là một con số hợp lý và vừa phải, để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, đây không phải là khoản nên cắt giảm thêm.
Đồ gia dụng và mua sắm quần áo, giày dép cho cả nhà cộng lại chỉ 1,5 triệu, đây cũng là khoản không thể cắt giảm hơn. Việc chỉ chi số tiền này cho 5 thành viên trong gia đình đã là rất tiết kiệm rồi.
Như vậy, dù nhìn con số tổng lên đến 45 triệu/tháng nhưng quả thành với một gia đình gồm 5 thành viên sinh sống tại Hà Nội thì bảng chi tiêu này không thể gọi là hoang phí. Nếu thật sự phải cắt giảm tất nhiên không phải là điều không thể nhưng sẽ rất phức tạp và ảnh hưởng đến chất lượng sống của từng thành viên trong gia đình.
Phụ nữ số