Bảng lương mới của cán bộ, công viên chức 2022 được xây dựng thế nào?
Mới đây, Bộ Nội vụ đã ban hành Kế hoạch triển khai các nội dung về cải cách chính sách tiền lương năm 2022 đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động (CBCCVC, NLĐ, LLVT) trong doanh nghiệp.
- 24-12-2021Thu nhập bao nhiêu thì thuộc diện nghèo trên thế giới? 30 triệu đồng/tháng là 'dư giả' ở Việt Nam, nhưng chưa chắc đã đủ sống ở đất nước này
- 24-12-2021Trần Uyên Phương, PTGĐ Tân Hiệp Phát: Ở công ty gia đình, cứ sung sướng quá là dễ tan rã, còn khó khăn lớn lại nắm tay đoàn kết vượt lên
- 24-12-2021Địa phương có thu nhập bình quân đầu người ngoài top 5, nhưng lọt top 3 về thu nhập bình quân của nhóm giàu nhất
Được biết, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công xây dựng các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới theo nội dung cải cách tại Nghị quyết số 27 khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với CBCCVC, NLĐ, LLVT trong doanh nghiệp.
Theo đó, thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương); bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Theo kế hoạch, đơn vị soạn thảo sẽ trình lãnh đạo Bộ Nội vụ dự thảo Nghị định về chế độ tiền lương mới và dự thảo 12 thông tư liên quan vào tháng 3/2022.
Cụ thể, 12 dự thảo bao gồm thông tư hướng dẫn chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức; hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp với từng nhóm (đơn vị hành chính, sự nghiệp, công tác vùng đặc biệt khó khăn...); hướng dẫn nâng bậc lương, trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ, thực hiện chế độ tiền thưởng...
Đến tháng 6/2022, dự thảo báo cáo về lộ trình cải cách chính sách tiền lương (sau năm 2022) và nguồn kinh phí cũng sẽ được trình các cấp có thẩm quyền. Sau khi có ý kiến của Phó thủ tướng Lê Minh Khái, dự thảo báo cáo này sẽ được trình Ban cán sự Đảng Chính phủ.
Dự kiến tháng 7/2022, Bộ Nội vụ sẽ báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương để ban này báo cáo Ban Cán sự đảng Chính phủ trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định.
Sau khi có ý kiến của Bộ Chính trị về các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới, Bộ Nội vụ trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (thay thế Nghị định số 204/2004 và các văn bản liên quan). Đồng thời, Bộ Nội vụ xây dựng 12 thông tư hướng dẫn chế độ tiền lương mới.
Trong đó có thông tư hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức, các thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp với từng đối tượng; thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức; thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức; thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Ngoài ra, Bộ sẽ tổ chức các hội nghị tập huấn hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới và triển khai thực hiện chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng và triển khai chế độ tiền lương mới. Cụ thể, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương xây dựng quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể, xây dựng các văn bản hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương về chế độ tiền mới đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể.
Đồng thời, Bộ phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Nghị quyết của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội về chế độ tiền mới đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan của Quốc hội, HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, các chuyên ngành Tòa án, Kiểm sát và Kiểm toán.
Bộ cũng phối hợp với các bộ ngành xây dựng các thông tư hướng dẫn liên quan.
Thực tế, việc cải cách tiền lương lẽ ra được thực hiện từ tháng 7/2021 theo Nghị quyết 27 năm 2018 của Bộ Chính trị. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn ra hết sức phức tạp từ đầu năm 2020, mọi nguồn lực hiện tại đều phải tập trung cho phòng, chống dịch, nên
Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn ra hết sức phức tạp từ đầu năm 2020, mọi nguồn lực hiện tại đều phải tập trung cho phòng, chống đại dịch, nên ại kỳ họp thứ 2, Quốc hội tiếp tục quyết định chưa thực hiện cải cách tiền lương trong năm 2022