MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Báo động, ngày càng nhiều trẻ em mắc ung thư máu, các chuyên gia thẳng thắn: 5 lý do này có thể chính là "thủ phạm", nên tránh càng xa càng tốt

06-02-2022 - 21:08 PM | Sống

Báo động, ngày càng nhiều trẻ em mắc ung thư máu, các chuyên gia thẳng thắn: 5 lý do này có thể chính là "thủ phạm", nên tránh càng xa càng tốt

Con cái lớn lên khỏe mạnh là niềm mong mỏi của bậc làm cha làm mẹ. Tuy nhiên những năm gần đây, nguy cơ mắc bệnh ung thư ở trẻ em ngày càng tăng cao khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng, bất an. Thủ phạm gây ra căn bệnh quái ác này lại đến từ những thứ mà chúng ta không ngờ nhất.

Theo kết quả điều tra, trong những năm gần đây, số lượng trẻ em mắc bệnh ung thư máu (bệnh bạch cầu) ngày càng gia tăng. Số liệu thống kê cho biết, trong số các bệnh nhân mắc ung thư máu thì có tới 1/3 là trẻ em. Như vậy, có thể thấy rằng ung thư máu rất thường gặp ở trẻ. Vậy nguyên nhân tại sao ngày càng nhiều trẻ em mắc bệnh ung thư máu?

Báo động, ngày càng nhiều trẻ em mắc bệnh ung thư máu, các chuyên gia thẳng thắn: 5 lý do này chính là thủ phạm nên tránh càng xa càng tốt - Ảnh 1.

Làm cha mẹ, ai cũng yêu thương và mong các con được lớn lên khỏe mạnh, bình an. Tuy nhiên, hiện nay, trẻ đang phải đối diện với nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác nhau. Ảnh: Aboluowang

Thiên Thiên, năm nay ba tuổi ở Trung Quốc, đang phải đối diện với căn bệnh ung thư máu quái ác. Hiện bé đang được điều trị hóa chất tại khoa huyết học của bệnh viện. Bác sĩ cho biết tại khoa đang có 14 trẻ bị ung thư máu.

Sau khi trò chuyện với mẹ bé, chị cho biết: "Năm ngoái, Thiên Thiên được hai tuổi, con thường xuyên bị cảm, người gầy yếu, hay quấy khóc nên gia đình đã đưa đến bệnh viện thăm khám. Sau khi kiểm tra, bác sĩ kết luận, con mắc bệnh bạch cầu cấp dòng lympho. Lúc đó, chúng tôi sốc lắm, cảm giác như tất cả mọi thứ đều đang sụp đổ dưới chân mình vậy".

Khi trẻ bị bệnh, cha mẹ nào cũng thương cũng xót, nhất là khi trẻ mắc bệnh hiểm nghèo thì nỗi đau ấy như được nhân lên gấp nhiều lần hơn. Theo điều tra cho thấy, những năm gần đây số trẻ mắc bệnh ung thư máu tăng nhẹ, độ tuổi chủ yếu tập trung từ 2 đến 6 tuổi.

Theo dữ liệu được công bố trong "Báo cáo thường niên Giám sát Ung thư Trẻ em Quốc gia năm 2020", bệnh bạch cầu là khối u ở trẻ em bị ảnh hưởng nhiều nhất, chiếm 57,21% tổng số các khối u .

Một nghiên cứu dịch tễ học trên "Tạp chí Huyết học Thực nghiệm Trung Quốc" cho thấy trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em đã tăng lên hàng năm , với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 19,6% ở Trùng Khánh trong 10 năm qua. Dữ liệu SEER của Hoa Kỳ cho thấy kể từ năm 1973, tỷ lệ gia tăng hàng năm của bệnh bạch cầu ở trẻ em là khoảng 1%.

Tại sao ngày càng nhiều trẻ em mắc bệnh ung thư máu?

Báo động, ngày càng nhiều trẻ em mắc bệnh ung thư máu, các chuyên gia thẳng thắn: 5 lý do này chính là thủ phạm nên tránh càng xa càng tốt - Ảnh 2.

Ung thư máu ở trẻ em có xu hướng tiến triển nhanh hơn so với người lớn. Do đó, phát hiện bệnh bệnh ở giai đoạn sớm thì càng có nhiều cơ hội chữa trị. Ảnh: Aboluowang

Trẻ em đang trong độ tuổi phát triển, các tế bào trong cơ thể hoạt động mạnh, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn. Do đó, trong những trường hợp bình thường, nếu trẻ tiếp xúc hoặc sống trong môi trường ô nhiễm thì chúng sẽ hấp thu các các ô nhiễm này nhanh và nhiều hơn so với người lớn. Ngoài ra, các chức năng cơ thể của trẻ em còn non nớt, sức đề kháng yếu hơn nên cũng là đối tượng dễ bị tác động bởi các chất độc hại nhất.

5 thứ này có thể chính là thủ phạm khiến ung thư máu "hoành hành", hãy kiểm tra xem trong nhà bạn có không?

1. Văn phòng phẩm kém chất lượng

Một số bậc cha mẹ chọn mua các đồ dùng văn phòng phẩm kém chất lượng cho con để tiết kiệm tiền, tuy nhiên, những loại văn phòng phẩm đó có thể chứa các chất độc hại vượt quá tiêu chuẩn. Ví dụ như: trong keo dán chứa tỷ lệ formaldehyde cao quá tiêu chuẩn, hoặc trong bút chì có hàm lượng chì vượt mức cho phép… Nếu sử dụng lâu dài các văn phòng phẩm rẻ tiền này, thì các chất độc hại bên trong chúng có thể đe dọa đến sức khỏe của trẻ.

2. Đồ chiên rán, đồ ăn vặt, đồ cay...

Bản thân những loại "đồ ăn vặt" này đã không tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, tác hại còn tăng lên gấp nhiều lần hơn thế nếu chúng được làm không đảm bảo vệ sinh hoặc pha trộn thêm hương liệu làm từ các loại hóa chất kém chất lượng với lượng nhiều hơn quy định. Nếu sử dụng các sản phẩm này lien tục trong thời gian dài thì có thể gây đột biến tế bào và gây ra bệnh bạch cầu.

3. Sơn tường

Trong sơn tường có chứa chì, thủy ngân và các chất hữu cơ dễ bay hơi như benzen, cyclohexano, xylene, formaldehyde, toluene và styren… rất nguy hiểm cho sức khỏe, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính như ung thư hoặc có thể tổn thương gan, thận và hệ thần kinh trung ương.

Ở phụ nữ mang thai, khi hít phải các chất độc hại có trong sơn tường thường xuyên, ngoài việc cơ thể người mẹ bị tổn thương, thai nhi cũng gặp các vấn đề như chậm phát triển, dị tật bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ…

4. Quần áo trẻ em có màu sắc quá rực rỡ

Báo động, ngày càng nhiều trẻ em mắc bệnh ung thư máu, các chuyên gia thẳng thắn: 5 lý do này chính là thủ phạm nên tránh càng xa càng tốt - Ảnh 3.

Formaldehyde có trong quần áo, gồ đạc, nhà cửa... là "thủ phạm" gây ra bệnh bạch cầu. Ảnh: Internet

Màu sắc tươi sáng, rực rỡ rất bắt mắt nên thu hút sự chú ý của nhiều bậc cha mẹ. Tuy nhiên, quần áo có màu quá đậm, và rực rỡ thì nguyên liệu được sử dụng để sản xuất chúng sẽ phức tạp hơn, trong đó có cả những sản phẩm hóa chất không được phép sử dụng.

Các sản phẩm hóa chất không được kiểm soát có thể chứa các chất độc hại như formaldehyde, đây là một trong những thủ phạm khiến trẻ mắc bệnh ung thư máu. Vì vậy, khi mua quần áo cho trẻ, mẹ phải chọn loại quần áo cotton và được sản xuất ở những cơ sở uy tín. Đừng ham mua hàng rẻ, kém chất lượng nếu không, chính con bạn sẽ bị tổn thương.

5. Đồ chơi kém chất lượng

Tốt nhất không nên mua đồ chơi được làm bằng nhựa. Mặc dù chúng có vẻ không khác gì những đồ chơi khác, nhưng một số nhà sản xuất sử dụng lại đồ nhựa cũ kém chất lượng để tái chế nhằm làm giảm chi phí và tân trang chúng bằng các chất hóa học. Nếu trẻ tiếp xúc lâu dài với những món đồ chơi này cũng có thể gây ra bệnh bạch cầu.

Khi mua đồ chơi, các bậc phụ huynh phải cẩn thận lựa chọn đồ chơi nhựa chất lượng cao, được làm từ chất liệu nhựa PP, PVC và PE đã qua kiểm định quốc gia, không độc hại và có hệ số an toàn đảm bảo.

Theo Aboluowang

Mai Ngọc

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên