Báo Hàn: Không ai bác bỏ được Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn nhất thế giới!
Chi phí nhân công rẻ, ưu đãi thuế… là những lý do được tờ The Korea Times chỉ ra.
Hàn Quốc đã vượt qua Nhật Bản để lấy lại vị thế là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam vào năm 2019, theo dữ liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Cụ thể, Hàn Quốc đã đầu tư 7,92 tỷ USD (tương đương 9,2 nghìn tỷ won) vào quốc gia Đông Nam Á này từ đầu năm 2019 đến thời điểm 20/12/2019. Con số này bằng 20,8% tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm nay. Hồng Kông đứng ở vị trí thứ hai với giá trị đầu tư lên đến 7,87 tỷ USD.
Đáng chú ý, Nhật Bản được xếp ở vị trí thứ tư trong danh sách, giảm ba bậc so với năm 2018. Năm 2017, nước này đã đầu tư 9,1 tỷ USD vào Việt Nam.
Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam trong ba năm kể từ năm 2014 trước khi Nhật Bản soán ngôi vào năm 2017.
Phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết Việt Nam đã thu hút tổng cộng 38 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài trong cùng kỳ.
Theo dữ liệu, hơn 64% vốn nước ngoài tại Việt Nam thuộc các lĩnh vực chế biến và sản xuất. Theo khu vực, Hà Nội đứng đầu danh sách thu hút hầu hết vốn nước ngoài 845 triệu đô la.
"Không ai có thể bác bỏ rằng Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn nhất thế giới với tiềm năng tăng trưởng lớn", nguồn tin của Korea Times cho biết
"Điều này đến từ việc Việt Nam cung cấp chi phí lao động rẻ và chính phủ cung cấp một môi trường kinh doanh rất thân thiện với công ty cho các công ty nước ngoài bằng cách cung cấp ưu đãi thuế lớn."
Samsung Electronics và LG Electronics, các tập đoàn sản xuất các sản phẩm điện tử hàng đầu của Hàn Quốc, cũng đang vận hành các nhà máy tại Việt Nam. Họ cũng đang xem xét việc mở rộng các cơ sở sản xuất ở Việt Nam bằng cách di dời một số cơ sở từ Hàn Quốc và các quốc gia khác về đây.
Đơn cử LG Electronics đã chuyển dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh từ Pyeongtaek, tỉnh Gyeonggi đến Việt Nam hồi 2018, như một phần trong nỗ lực giảm chi phí sản xuất và nâng cao lợi nhuận.
"Chi phí lao động của Việt Nam gần bằng 1/5 so với Hàn Quốc", tờ Koran Times chỉ rõ. "Trung Quốc từng là điểm sản xuất hấp dẫn nhất trong quá khứ, nhưng trong những năm gần đây, Việt Nam bắt đầu nổi lên như một một công xưởng sản xuất của các công ty phần cứng toàn cầu, như Samsung và LG".
Bên cạnh lĩnh vực sản xuất, ngày càng có nhiều công ty tài chính Hàn Quốc tìm kiếm nhiều cơ hội kinh doanh hơn tại thị trường Đông Nam Á đầy hứa hẹn này.
Các công ty cho vay và các công ty tài chính trong nước, như Shinhan và KB, cũng đang trên đà nhanh chóng mở rộng vị thế của mình ở Việt Nam vì thị trường tài chính ở Hàn Quốc đang trở nên bão hòa.