MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bạo loạn ác liệt ở Serbia: Mưu đồ chiếm dinh Tổng thống và mở "kịch bản Ukraine" - Nga cảnh báo đảo chính

11-08-2024 - 17:56 PM | Tài chính quốc tế

Hàng chục nghìn người kéo xuống đường biểu tình, làm dấy lên nguy cơ các phần tử bạo loạn lợi dụng tình hình chiếm dinh Tổng thống Serbia và khởi động "kịch bản Ukraine".

Bạo loạn hàng chục nghìn người ở Serbia

Tờ Guardian (Anh) đưa tin, hàng chục nghìn người đã tập kết tại trung tâm thủ đô Belgrade (Serbia) trong ngày 10/8 để yêu cầu dừng dự án khai thác lithium của Rio Tinto (tập đoàn đa quốc gia Anh-Áo) do lo ngại dự án này có thể gây ô nhiễm nguồn đất và nước gần khu vực khai thác.

Theo Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Serbia Ivica Dacic, làn sóng biểu tình này có sự tham gia của 27.000 người, khiến tình hình trở nên hỗn loạn.

Đám đông biểu tình hô vang "Rio Tinto hãy rời khỏi Serbia" và "Các người sẽ không đào được gì ở đây" khi diễu hành qua trung tâm Belgrade, sau đó họ tiến vào ga đường sắt chính của thủ đô và chặn đường ray, làm gián đoạn giao thông nghiêm trọng.

Tiếp đó, người biểu tình chặn cầu Gazela - một phần xa lộ quốc tế E75 nối liền các khu vực cũ và mới của Belgrade. Trên đường đi, họ dừng lại trước tòa nhà Bộ Ngoại giao Serbia và hét lên "Phản bội".

Bạo loạn ác liệt ở Serbia: Mưu đồ chiếm dinh Tổng thống và mở "kịch bản Ukraine" - Nga cảnh báo đảo chính- Ảnh 1.

Bạo loạn ác liệt ở Serbia: Mưu đồ chiếm dinh Tổng thống và mở "kịch bản Ukraine" - Nga cảnh báo đảo chính- Ảnh 2.

Bạo loạn ác liệt ở Serbia: Mưu đồ chiếm dinh Tổng thống và mở "kịch bản Ukraine" - Nga cảnh báo đảo chính- Ảnh 3.

Hình ảnh từ cuộc biểu tình của 27.000 người ở Serbia. Ảnh: Reuters/DW

Ông Dacic cho biết thêm rằng, sau khi tập kết tại Quảng trường Terazije, đám đông biểu tình đã "có các hành vi vi phạm nghiêm trọng trật tự công cộng và pháp luật", trái với mọi điều được cam kết trong đơn xin tổ chức mít tinh quần chung, gây nguy hiểm cho sự an toàn của các công dân Serbia khác trong thành phố.

Phó Thủ tướng Serbia đồng thời cáo buộc cuộc biểu tình "được tổ chức theo kịch bản của cuộc cách mạng màu".

"Tất cả những đối tượng phạm tội hình sự và có hành vi sai trái sẽ bị xử lý" - Ông Dacic nhấn mạnh.

Hãng tin Reuters (Anh) cho hay, căn nguyên làn sóng biểu tình quy mô lớn tại Serbia bắt đầu vào tháng trước, khi chính phủ nước này khôi phục giấy phép của Rio Tinto, cho phép tập đoàn này khai thác mỏ lithium thuộc hàng lớn nhất châu Âu sau 2 năm gián đoạn do lo ngại từ các nhóm bảo vệ môi trường.

Quyết định đó đã châm ngòi cho làn sóng biểu tình trên khắp Serbia. Những người biểu tình đưa "tối hậu thư", đặt ra thời hạn để chính phủ Serbia ban hành lệnh cấm thăm dò và khai thác lithium. Thời hạn này đã chấm dứt vào ngày 10/8 nhưng không có thay đổi nào xảy ra.

Nga đã cảnh báo Serbia về âm mưu đảo chính

Trong phát biểu ngày 10/8, Thủ tướng Serbia Aleksandar Vulin cho biết, trước khi cuộc biểu tình diễn ra, Nga đã cảnh báo Belgrade về âm mưu đảo chính.

Thông tin này đồng thời được Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic xác nhận 1 ngày trước đó, khi trả lời báo giới về câu hỏi "có phải phương Tây đã chuẩn bị các hành động trên lãnh thổ Serbia nhằm mục đích tiến hành một cuộc đảo chính hay không?".

Ông Vucic nhấn mạnh rằng, Nga đã cảnh báo giới lãnh đạo nước này về một cuộc bạo loạn quy mô lớn đang được lên kế hoạch.

Bạo loạn ác liệt ở Serbia: Mưu đồ chiếm dinh Tổng thống và mở "kịch bản Ukraine" - Nga cảnh báo đảo chính- Ảnh 4.

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic. Ảnh: TVP

"Chúng tôi đã nhận được thông tin từ Liên bang Nga. Thông tin được tiếp nhận qua các kênh chính thức, chúng tôi đang xử lý thông tin đó. Cơ quan An ninh và Thông tin Serbia (Cơ quan tình báo quốc gia Serbia), cùng các quan chức trong chính phủ Serbia đang thực hiện nhiệm vụ của mình" - Ông Vucic nói.

"Những ai đang mơ tưởng đạt được điều gì đó bằng vũ lực sẽ chẳng giành được gì cả. Serbia đang tiến lên phía trước không ngừng nghỉ, và họ sẽ không ngăn cản được điều đó. Đây là thông điệp tôi muốn gửi tới mọi người" - Tổng thống Serbia cảnh báo.

Trước đó, tờ Večernje Novosti (Serbia) đưa tin, đại diện của phe đối lập thân phương Tây tại Serbia đã sẵn sàng lợi dụng các cuộc biểu tình được lên kế hoạch trong ngày 10/8 tại Belgrade để chiếm dinh Tổng thống, loại bỏ nguyên thủ quốc gia và khởi động "kịch bản Ukraine".

Tờ này lưu ý thêm rằng, những thành phần cốt cán tham gia cái gọi là "chiến dịch biểu tình vì môi trường" thực chất đang "xây dựng một kế hoạch rõ ràng để kích động cuộc cách mạng màu".

Phản hồi trước tuyên bố của Tổng thống Serbia Vucic, đại diện Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, một phân tích của Moscow về tình hình Serbia cho thấy "các thế lực xấu" đang tìm cách làm mất ổn định quốc gia này.

"Một số nhóm giả dân chủ đang cố gắng biến mối quan tâm tự nhiên của người dân đối với môi trường thành phong trào phản đối, bất chấp chi phí và rủi ro. Trong bối cảnh hỗn loạn hiện nay, sự lạm dụng kiểu này gây ra mối đe dọa trực tiếp với Serbia, cản trở nỗ lực theo đuổi lộ trình độc lập và có nguyên tắc đối với các vấn đề trong nước và trên trường quốc tế" - Bà Zakharova nhấn mạnh.

Serbia nói về khả năng Tổng thống rời bỏ đất nước vì bạo loạn

Cũng trong phát biểu ngày 10/8, Thủ tướng Serbia Aleksandar Vulin lưu ý rằng, các cuộc biểu tình quy mô lớn ở Serbia đang diễn ra "theo kịch bản Maidan" nhưng "không có lý do gì để sợ hãi".

Ông Vulin đồng thời loại bỏ khả năng Tổng thống Vucic sẽ rời bỏ đất nước như cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych khi đối diện kịch bản tương tự.

Bạo loạn ác liệt ở Serbia: Mưu đồ chiếm dinh Tổng thống và mở "kịch bản Ukraine" - Nga cảnh báo đảo chính- Ảnh 5.

Thủ tướng Serbia Aleksandar Vulin loại bỏ khả năng Tổng thống Vucic sẽ rời bỏ đất nước vì tình hình hỗn loạn. Ảnh: 24TV

"Không có lý do gì để sợ hãi, chúng ta là một nhà nước mạnh mẽ và vững chắc. Tổng thống Serbia Vucic không phải là [cựu Tổng thống Ukraine Viktor] Yanukovych, ông ấy sẽ không tháo chạy và trao quyền lực cho những kẻ phản động, nhưng chúng ta vẫn có lý do để thận trọng và nghiêm túc (với làn sóng biểu tình) này" - Prava TV dẫn lời ông Vulin cho hay.

Ông Vulin đồng thời kêu gọi Tổng thống Vucic hãy coi trọng các mối đe dọa đối với bản thân. Theo Phó Thủ tướng, Tổng thống Prava "coi trọng các mối đe dọa đối với an ninh của đất nước, nhưng không coi trọng các mối đe dọa đối với chính mình".

Theo hãng tin RBC (Nga), ông Viktor Yanukovych là tổng thống Ukraine từ năm 2010 đến năm 2014. Trong bối cảnh bất ổn diễn ra vào tháng 2/2014, ông Yanukovych đã đạt được thỏa thuận với các nhà lãnh đạo phe đối lập để tổ chức bầu cử tổng thống sớm và tiến hành cải cách hiến pháp.

Sau thỏa thuận, ông Yanukovych chạy trốn sang Nga. Năm 2015, Verkhovna Rada (Quốc hội Ukraine) đã tước bỏ danh hiệu Tổng thống Ukraine của Yanukovych do ông đã tháo chạy khỏi đất nước trong thời gian bất ổn.


Theo Minh Minh

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên