MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Báo Trung Quốc: Chật vật giữa dịch coronavirus, Boeing mong đợi gì ở thị trường Việt Nam?

Lãnh đạo cấp cao của hãng cho biết tác động của coronavirus đối với chuỗi cung ứng của Boeing vẫn chưa được nhìn thấy, nhưng tác động ngay lập tức sẽ được cảm nhận trên mặt trận logistics. Tuy nhiên, lãnh đạo Boeing vẫn rất lạc quan rằng Trung Quốc sẽ sớm phục hồi sau đại dịch coronavirus, nhấn mạnh rằng châu Á vẫn là thị trường lớn nhất của Boeing.

SCMP đưa tin, Boeing đang để mắt đến tầng lớp trung lưu mở rộng nhanh chóng của Việt Nam và nhu cầu đi lại tăng cao của người dân, như một mục tiêu để tăng doanh số máy bay, đại diện hàng đầu của công ty hàng không vũ trụ Mỹ này cho biết tại Singapore Airshow, trong bối cảnh họ chật vật với sự sụt giảm kinh doanh hiện tại.

"Đây là một thị trường mạnh mẽ đang phát triển với tốc độ rất nhanh". Randy Tinseth, Phó giám đốc marketing thị của Boeing Commercial Airplanes cho biết, "Có rất nhiều cơ hội, và rõ ràng, rất nhiều hoạt động xung quanh các hãng hàng không giá rẻ ở đó. Như bạn cũng có thể thấy, chúng ta đang ngày càng quan tâm hơn đến việc bay đường dài".

Báo Trung Quốc: Chật vật giữa dịch coronavirus, Boeing mong đợi gì ở thị trường Việt Nam? - Ảnh 1.

Công ty có trụ sở tại Chicago này đang tìm cách liên kết chặt chẽ hơn với thị trường Việt Nam - chỉ trong tuần trước, hãng đã chào hàng chiếc máy bay lớn nhất mới nhất của mình, Boeing 777X, cho Bamboo Airways.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh Boeing đang có chiến lược nhắm vào các nền kinh tế Đông Nam Á. Theo công ty, sự tăng trưởng của hàng không Việt Nam về sức chứa chỗ ngồi là khoảng 15% trong thập kỷ qua, trong khi Indonesia ghi nhận mức tăng công suất chưa tới 10%. 

Tăng trưởng du lịch hàng không Đông Nam Á được dự báo sẽ ở mức 7,1% trong hai thập kỷ tới, trong khi châu Âu là 2,8%, Tinseth nói, lưu ý rằng Việt Nam, Indonesia và Thái Lan là 3 trong số 10 thị trường phát triển nhanh nhất thế giới.

"Với tầng lớp trung lưu đang mở rộng, thị trường tiếp tục tự do hóa, cùng với ngành du lịch nội địa, khu vực và quốc tế mạnh mẽ, Đông Nam Á đã trở thành một trong những thị trường hàng không lớn nhất thế giới", Tinseth nói.

Một trong những lý do khiến thị trường Đông Nam Á thay đổi đáng kể là do sự gia tăng của các hãng hàng không giá rẻ. Để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao, Tinseth cho biết các hãng hàng không trong khu vực sẽ cần 4.500 máy bay mới trong hai thập kỷ tới và các đơn đặt hàng mới dự kiến ​​sẽ tăng thêm tới 710 tỷ USD.

Báo Trung Quốc: Chật vật giữa dịch coronavirus, Boeing mong đợi gì ở thị trường Việt Nam? - Ảnh 2.

Tuy nhiên, Boeing đang rơi vào cảnh khan hiếm đơn đặt hàng máy bay trong năm qua, 737 Max vẫn chưa được phép hoạt động trở lại sau hai vụ tai nạn hàng không nghiêm trọng hồi tháng 3/2019. Các vụ tai nạn liên quan đến các chuyến bay của Lion Air và Ethiopia Air, đã làm thiệt mạng hơn 300 người. Theo Reuters, Boeing đã không nhận được bất kỳ đơn đặt hàng mới nào trong tháng 1/2020.

Đánh giá năm 2019 là một năm rất khó khăn, Tinseth tiết lộ Boeing đang làm việc với hơn 40 cơ quan quản lý trên toàn thế giới. "Kỳ vọng của chúng tôi là nó [737 Max] sẽ trở lại phục vụ vào giữa năm nay. Nhưng từ giờ trở đi, chúng tôi có rất nhiều việc phải làm với chính quyền, công ty hy vọng sẽ có 400 máy bay hoạt động trở lại".

Đây là một quá trình sẽ mất nhiều thời gian. Sẽ không phải là vài tuần hay vài tháng, nhưng rõ ràng, để giao tất cả số máy bay này và để đưa chúng trở lại hoạt động sẽ mất vài quý".

"Năm nay cũng đã có một khởi đầu khó khăn", Tinseth nói, vì dịch coronavirus - được cho là bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc đã làm suy giảm du lịch toàn cầu, đặc biệt là đến và đi từ đại lục.

Tại một cuộc họp báo truyền thông riêng biệt, Ihssane Mounir, lãnh đạo cấp cao về kinh doanh và marketing thương mại toàn cầu của Boeing, cho biết tác động của coronavirus sẽ được cảm nhận trên toàn khu vực. "Nếu bạn chỉ tính riêng Trung Quốc và giảm 70% lưu lượng hoặc công suất, thì đó cũng đã là khoản tiền lớn rồi. Một số hãng hàng không quốc tế đã hạn chế chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc, bạn có những chuyến công tác không xảy ra, ông nói. Nó sẽ có tác động đến nền kinh tế, đến doanh thu, đối với các hãng này và cả các quốc gia".

Đối thủ cạnh tranh châu Âu của họ, Airbus, cũng tuyên bố tạm dừng hoạt động tại Trung Quốc vào tuần trước.

Mounir cho biết tác động của coronavirus đối với chuỗi cung ứng của Boeing vẫn chưa được nhìn thấy, nhưng tác động ngay lập tức sẽ được cảm nhận trên mặt trận logistics. Tuy nhiên, giám đốc điều hành này vẫn rất lạc quan rằng Trung Quốc sẽ sớm phục hồi sau đại dịch coronavirus, nhấn mạnh rằng châu Á vẫn là thị trường lớn nhất của Boeing.

"Nếu bạn nhìn vào lịch sử, có vẻ như với coronavirus, mọi thứ đang được quản lý tốt hơn rất nhiều so với cách mọi thứ được quản lý thời Sars năm 2003", ông nói.

Báo Trung Quốc: Chật vật giữa dịch coronavirus, Boeing mong đợi gì ở thị trường Việt Nam? - Ảnh 4.

Hoàng An

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên