MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Báo Trung Quốc tính toán thiệt hại kinh tế của coronavirus với Việt Nam

"Việt Nam đang chịu thiệt hại về kinh tế, nhưng ít hơn Trung Quốc", ông Adam McCarty, chuyên gia kinh tế trưởng tại Mekong Economics cho biết. "Các trường học vẫn đóng cửa, khách du lịch quá ít và 20% công nhân có thể rơi vào tình trạng thiếu việc làm".

Cho dù Việt Nam đã điều trị khỏi cả 16 trường hợp nhiễm COVID-19 trong số 16 ca mắc bệnh, dịch này vẫn đang có tác động đáng kể đến nền kinh tế, khi các nhà máy đang chật vật để bảo đảm nguồn nguyên liệu thô cần thiết từ nước láng giềng Trung Quốc.

"Việt Nam đang chịu thiệt hại về kinh tế, nhưng ít hơn Trung Quốc", ông Adam McCarty, chuyên gia kinh tế trưởng tại Mekong Economics cho biết. "Các trường học vẫn đóng cửa, khách du lịch quá ít và 20% công nhân có thể rơi vào tình trạng thiếu việc làm".

Kể từ khi dịch bệnh bắt đầu vào cuối năm ngoái, Việt Nam đã đưa ra một số biện pháp rất tích cực giúp ngăn chặn sự lây lan, bao gồm kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán ở hàng chục thành phố và tạm dừng giao thương với Trung Quốc tại nhiều cửa khẩu biên giới phía bắc.

Một số trạm kiểm soát đã mở cửa trở lại, song tất cả các tài xế xe tải vào Việt Nam từ Trung Quốc hiện đều phải đeo găng tay và khẩu trang, không phải lúc nào cũng có thể tùy tiện rời khỏi xe.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam báo cáo, doanh thu của họ trong 19 ngày đầu tháng 2 đã giảm khoảng 2,8 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái, một phần là do hoàn tiền cho gần 40.000 vé chưa sử dụng.

Báo Trung Quốc tính toán thiệt hại kinh tế của coronavirus với Việt Nam - Ảnh 1.

Việt Nam tạm dừng giao dịch với Trung Quốc tại nhiều cửa khẩu biên giới của mình. Ảnh: Reuters

Hàng chục ngàn công nhân có mặt ở Trung Quốc đã bị cách ly khi trở về Việt Nam sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, bao gồm khoảng 10.000 người ở xã Sơn Lôi sát biên giới Trung Quốc. Mặc dù các trạm kiểm soát đã mở cửa trở lại, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục gặp khó khăn.

Tại một nhà máy giày ở tỉnh Thanh Hóa, gần 12.000 công nhân được cho nghỉ phép 2 ngày vào tuần trước vì công ty không có nguyên liệu thô để họ có thể làm việc.

Ngoài ra, hàng ngàn công nhân tại các nhà máy may mặc trên khắp Việt Nam đã đình công vì lo ngại các đồng nghiệp Trung Quốc của họ mang mầm bệnh Covid-19 về Việt Nam sau kỳ nghỉ. 

Joe Buckley, một chuyên gia về các vấn đề lao động và phát triển Đông Nam Á tại Đại học SOAS London, cho biết nhiều nhà sản xuất quần áo và giày dép đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch coronavirus.

Báo Trung Quốc tính toán thiệt hại kinh tế của coronavirus với Việt Nam - Ảnh 2.

"Một trong số các tác động của coronavieus đến sản xuất là các doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc tìm nguồn nguyên liệu", ông nói. Một số người, chẳng hạn như Samsung, đang chuyển linh kiện qua đường hàng không để khắc phục những hạn chế, các công ty khác thì chẳng có cách nào khác nên cạn kiệt nguyên liệu.

Coronavirus đã có tác động đáng kể đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài phàn nàn về sự thiếu hụt nguồn cung do gián đoạn sản xuất trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm gần 30% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết vào đầu tháng 2 rằng tăng trưởng kinh tế trong 3 tháng đầu năm 2020 có thể thấp hơn một phần trăm so với mục tiêu 6,8% của chính phủ trong giai đoạn này.

Báo Trung Quốc tính toán thiệt hại kinh tế của coronavirus với Việt Nam - Ảnh 3.

Hoàng An

SCMP

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên