Barclays cảnh báo 13 “chú thiên nga đen” có thể làm chao đảo thị trường năm 2017
Thị trường 2017 sẽ có nhiều bất ngờ mà chủ yếu đến từ thị trường hàng hoá.
- 26-12-20165 điểm nóng nhất trên thị trường tài chính châu Á năm 2016
- 26-12-2016BOJ – Tay chơi lớn trên thị trường chứng khoán
- 21-12-2016Thị trường tài chính quốc tế 2016: Bất ngờ nối tiếp bất ngờ
Đối với thị trường toàn cầu, năm 2016 là một chuỗi cú sốc lớn mà tác động chủ yếu đến từ bên ngoài đó là chiến thắng của Tổng thống Donald Trump và sự kiện Anh bỏ phiếu rời EU. Năm 2017 hứa hẹn sẽ có thêm nhiều điều thú vị hơn nữa.
Có thể nói 2017 là năm của năng lượng và hàng hoá bởi 13 "con thiên nga đen" đều xuất phát từ hai khu vực này, một báo cáo mới nhất của Barclays cho biết.
Nhóm nghiên cứu của Barclays bao gồm Michael Cohen, Dane Davis, Nicholas Potter, và Warren Russell. Phía này nhận định: "Đầu năm 2017, các chỉ số chính cho thấy nhà đầu tư đang đặt nhiều kỳ vọng vào tài sản rủi ro trong năm 2017, với những vấn đề địa chính trị trước mắt. Đặc biệt, chủ nghĩa dân tuý và chính sách bảo hộ thương mại có khả năng làm gián đoạn nguồn cung cầu hàng hoá trên toàn thế giới".
Barclays đánh giá 13 mối đe doạ kinh tế và địa chính trị đến thị trường, trải rộng từ xung đột vũ khí hạt nhân leo thang giữa Triều Tiên với châu Âu cho đến mô hình Tesla của Elon Musk và một số sáng chế năng lượng mới.
Theo như mô tả trên, không phải tất cả các "chú thiên nga đen" đều sẽ xấu đối với thị trường năng lượng. "Không bất ngờ khi lời hứa sẽ phá huỷ thoả thuận hạt nhân Iran (JCPOA) của ông Trump lại đứng vị trí đầu bảng trong số những rủi ro quan trọng đẩy thị trường tăng giá trong năm nay", Cohen và cộng sự viết. "Chúng tôi cho rằng cách tiếp cận của ông ta sẽ ôn hoà hơn so với lúc tranh cử bởi một vài lý do nào đó".
"Các cuộc xung đột địa chính trị sẽ gây ra những ảnh hưởng trong ngắn hạn và triển vọng đầu tư suy yếu sẽ làm giảm khả năng thu hút nhà đầu tư của Iran".
Tuy nhiên, ở mặt bên kia, một số sự kiện liên quan đến chính quyền mới của ông Trump lại đặc biệt có ảnh hưởng xấu đến thị trường và nói chung là nền kinh tế toàn cầu. Khả năng chiến tranh thương mại giữa Trump và Trung Quốc rất dễ xảy ra khi quan điểm bảo hộ của Trump trở thành chính sách cụ thể khi ông bước vào Nhà Trắng.
Nhóm của Barclays nhấn mạnh: "Nhằm nỗ lực giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc (365,7 tỷ USD trong năm 2015), Mỹ có thể sẽ tiến hành một lịch trình thuế quan nhằm giảm hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc. Với Mỹ dẫn đầu, các quốc gia phát triển khác với một số ngành tương tự bị Trung Quốc đe doạ như ngành sắt ở châu Âu cũng sẽ áp dụng một số hàng rào thương mại thuế quan, hạn ngạch. Trung Quốc có thể sẽ phản ứng lại bằng những động thái ở Biển Đông, dẫn đến một sự cô lập dòng thương mại toàn cầu ở trong và ngoài Trung Quốc".
"Những viễn cảnh đó sẽ thực sự làm suy yếu thương mại toàn cầu, ảnh hưởng đến tổng GDP của thế giới".
Sự ra đời của dòng xe chạy bằng điện của Tesla cũng là một sự kiện quan trọng tác động đến ngành năng lượng.