MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bất chấp ảnh hưởng Covid-19, cổ phiếu TCM tăng 2,4 lần trong năm 2020, thiết lập mức cao nhất trong lịch sử

Bất chấp ảnh hưởng Covid-19, cổ phiếu TCM tăng 2,4 lần trong năm 2020, thiết lập mức cao nhất trong lịch sử

Tính tới hết phiên giao dịch 9/12, thị giá TCM đạt 42.200 đồng/cp, gấp 2,4 lần so với thời điểm đầu năm và đây cũng là mức giá cao nhất TCM đạt được từ khi niêm yết tới nay (tính theo giá điều chỉnh).

Dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh nhiều lĩnh vực và dệt may cũng không ngoại lệ. Số liệu hải quan cho biết trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu dệt may Việt Nam chỉ đạt 24,7 tỷ USD, giảm gần 10% so với cùng kỳ năm trước.

Trong bối cảnh khó khăn chung của ngành, nhiều doanh nghiệp dệt may niêm yết đã sụt giảm mạnh cả về doanh thu và lợi nhuận. Dù vậy, trong khó khăn vẫn xuất hiện nhiều điểm sáng như trường hợp May Thành Công (TCM) khi doanh thu 9 tháng đầu năm không có nhiều biến động so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 2.700 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận sau thuế tăng hơn 30% lên 200,6 tỷ đồng.

Kết quả tích cực của TCM thời gian qua đến từ lợi thế chuỗi sản xuất hoàn chỉnh từ sợi tới may cũng như việc linh hoạt đẩy mạnh sản xuất vải kháng khuẩn. Việc sản xuất vải kháng khuẩn không chỉ giúp TCM có được đơn hàng sản xuất khẩu trang, đồ bảo hộ y tế, bù đắp sự thiếu hụt đơn hàng truyền thống mà còn cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước.

Với kết quả tích cực từ hoạt động kinh doanh, cổ phiếu TCM đã bứt phá ngoạn mục trong năm 2020. Tính tới hết phiên giao dịch 9/12, thị giá TCM đạt 42.200 đồng/cp, gấp 2,4 lần so với thời điểm đầu năm và đây cũng là mức giá cao nhất TCM đạt được từ khi niêm yết tới nay (tính theo giá điều chỉnh).

Bất chấp ảnh hưởng Covid-19, cổ phiếu TCM tăng 2,4 lần trong năm 2020, thiết lập mức cao nhất trong lịch sử - Ảnh 1.

Cổ phiếu TCM lập đỉnh lịch sử bất chấp ảnh hưởng Covid-19

Hưởng lợi lớn từ CPTPP và EVFTA nhờ hoàn chỉnh chuỗi sản xuất từ sợi tới may

Theo đánh giá của CTCK Mirae Asset, hiệp định CPTPP và EVFTA là động lực để phát triển mảng vải ở Việt Nam. Mặc dù là một trong những nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới, Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vải nhập khẩu, đặc biệt là từ Trung Quốc. Nguyên nhân do chi phí đầu tư vào khâu dệt nhuộm cao trong khi ngành dệt may Việt Nam vẫn cấu thành chính từ những doanh nghiệp nhỏ lẻ với quy mô vốn thấp, hạn chế trong đầu tư và phát triển.

Hiện vải trong nước chỉ đáp ứng 25% nhu cầu may và 75% vải nhập khẩu là để phục vụ đơn hàng may mặc xuất khẩu. Trong bối cảnh đó, (1) lợi ích thuế, đi kèm với yêu cầu xuất xứ sản phẩm, được đặt ra bởi EVFTA và CPTPP và (2) sự ngắt đoạn nguồn cung từ Trung Quốc trong năm 2020 do dịch bệnh là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất vải có sẵn trong nước, một trong số đó là TCM.

Trong năm 2020, vải là động lực tăng trưởng chính của TCM. Doanh thu từ vải đóng góp 21% vào doanh thu 9 tháng, tăng trưởng 33% so với cùng kỳ, tương ứng với 5,1 điểm phần trăm vào tăng trưởng của toàn công ty. Đồng thời, mảng vải có biên lợi nhuận cao nhất trong danh mục của TCM. Với lợi thế chuỗi sản xuất hoàn chỉnh từ sợi, vải tới may, TCM được kỳ vọng sẽ bứt phá mạnh khi dịch Covid-19 được kiểm soát.

Động lực tăng trưởng từ đơn hàng Adidas

Mirae Assset đánh giá mảng may (chiếm khoảng 70% doanh thu năm 2020) được kỳ vọng tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của TCM trong giai đoạn 2021-2023. TCM đã thành công lấy được đơn hàng của Adidas. Mirae Asset ước tính đơn hàng từ Adidas chiếm khoảng 40% công suất may của TCM trong những tháng cuối năm 2020.

Adidas là một thương hiệu thời trang lớn mang tầm quốc tế. Việc tham gia vào chuỗi giá trị của Adidas thể hiện rằng doanh nghiệp có đủ khả năng đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe từ chất lượng sản phẩm, quy mô tới các yêu cầu về môi trường, xã hội. Mirae Asset cho rằng TCM sẽ đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng từ EU, khai thác được lợi thế từ EVFTA.

Minh Anh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên