Bất chấp làn sóng biểu tình, Dow Jones vẫn tăng hơn 200 điểm, S&P 500 cao hơn 40% so với mức thấp hồi tháng 3
Kết thúc phiên 2/6, chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm khi nhà đầu tư tiếp tục hướng sự chú ý đến việc nền kinh tế mở cửa trở lại, dù những bất ổn xung quanh tình trạng biểu tình vẫn diễn ra.
- 02-06-2020Phố Wall khởi sắc khi hoạt động kinh tế của các bang tiếp tục mở cửa bất chấp biểu tình, S&P 500 đóng cửa ở mức cao nhất kể từ đầu tháng 3
- 30-05-2020Lo ngại về căng thẳng Mỹ-Trung được xoa dịu, Phố Wall diễn biến trái chiều nhưng 3 chỉ số chính vẫn tăng mạnh trong tháng
- 27-05-2020Wall Street Journal: Điều tồi tệ nhất với kinh tế Mỹ đã qua!
S&P 500 đã tăng 0,8%, đóng cửa ở mức 3.080,82 điểm. Đà tăng ở phiên này giúp S&P 500 cao hơn 40% so với mức thấp hồi cuối tháng 3. Trong khi đó, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 267,63 điểm, tương đương 1,1%, lên 25.742,65 điểm. Nasdaq Composite tăng 0,6%, chốt phiên với 9.608,37 điểm.
Các cổ phiếu chịu ảnh hưởng từ việc nền kinh tế mở cửa trở lại tiếp tục thăng hoa ở phiên này. Citigroup, Wells Fargo và Bank of America đều tăng ít nhất 0,9%. Cổ phiếu Gap tăng 7,7%. Southwest cũng tăng 2,6%.
Cổ phiếu của các Big Tech giao dịch tiêu cực trong hầu hết cả phiên, nhưng ghi nhận mức tăng nhẹ trong những phút cuối. Facebook, Netflix và Apple đều đóng cửa cao hơn ít nhất 0,3% trong khi Alphabet 0,5%, Amazon nhích 0,1%.
Các thị trường khác cũng hưởng lợi từ tâm lý lạc quan về việc Mỹ mở cửa trở lại sau khi moi hoạt động bị "đóng băng" do dịch bệnh. Giá dầu tăng gần 4%, trong khi lợi suất kho bạc cũng giao dịch ở mức cao hơn.
Hôm qua, Reuters dẫn nguồn thạo tin rằng các công ty nhà nước Trung Quốc đã mua ít nhất 3 lô hàng đậu tương của Mỹ. Thông tin này đã giúp thúc đẩy tâm lý của thị trường. Ngoài ra, đà tăng ở phiên này diễn ra sau khi Tổng thống Donald Trump cho biết ông có thể sẽ sử dụng đến lực lượng quân đội nếu các bang và thành phố không thể ngăn chặn các cuộc biểu tình.
Thị trường chứng khoán phần lớn đã không chịu ảnh hưởng bởi tình trạng bất ổn, nhưng điều đó có thể thay đổi nếu các nhà đầu tư tin rằng các cuộc biểu tình sẽ kéo dài suốt mùa hè, gây xáo trộn cho các kế hoạch của mở cửa lại của các bang và gây tổn hại đến niềm tin của người tiêu dùng.
Mới đây, Thành phố New York đã áp đặt lệnh giới nghiêm cho đến ngày 7/6 để kiềm chế các cuộc biểu tình. Quy định tương tự cũng được các thành phố khác thiết lập nhằm nỗ lực ngăn chặn tình trạng biểu tình, không cho phép người dân tham gia các cuộc tụ tập đông người.