MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bất chấp thị trường chứng khoán rung lắc dữ dội, quỹ đầu tư chuyên về trái phiếu vẫn tăng trưởng tích cực

Danh mục của TCBF được phân bổ vào các tài sản có rủi ro thị trường thấp với lợi tức ổn định như trái phiếu doanh nghiệp. Do đó, ngay cả khi thị trường diễn biến không thuận lợi như trong quý 2 và quý 3/2018, TCBF vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định.

Theo số liệu về thông tin giá trị tài sản ròng của các quỹ đầu tư nội địa công bố vào ngày 10/10/2018, với quy mô tài sản quản lý lên đến 4.539 tỷ đồng, chiếm đến 26% tổng quy mô tài sản của các quỹ đầu tư, Quỹ Trái phiếu Techcom (Techcom Bond Fund hay TCBF) chính thức trở thành Quỹ đầu tư nội địa có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam, vượt mặt hàng loạt các quỹ đầu tư cổ phiếu và ETF khác. Kết thúc ngày giao dịch, giá trị 1 CCQ của TCBF tại đạt mức 12.497,99 đồng.

Bất chấp thị trường chứng khoán rung lắc dữ dội, quỹ đầu tư chuyên về trái phiếu vẫn tăng trưởng tích cực - Ảnh 1.

Những chỉ số tăng trưởng của TCBF trong năm 2018 khá ấn tượng. Tính riêng từ đầu năm 2018 đến nay, tổng tài sản của Quỹ TCBF tăng 136%. Tỷ suất lợi nhuận tăng trưởng ổn định và đạt 8,55% trong vòng một năm qua.

Bất chấp thị trường chứng khoán rung lắc dữ dội, quỹ đầu tư chuyên về trái phiếu vẫn tăng trưởng tích cực - Ảnh 2.

Xu hướng chung của các Quỹ nội địa trên thị trường là phân bổ danh mục chủ yếu vào cổ phiếu, trái phiếu chính phủ hoặc chứng chỉ tiền gửi (CD) là những tài sản khá "nhạy cảm" khi lãi suất thị trường thay đổi. Mặc dù các tài sản này có thể đem lại tăng trưởng lợi nhuận cao nhưng nếu thị trường biến động theo chiều hướng không thuận lợi (lãi suất tăng lên) thì các Quỹ này sẽ chịu tác động giảm giá trị danh mục. Tính đến hết tháng 8/2018, lãi suất thị trường liên ngân hàng tăng dẫn tới lãi suất trái phiếu chính phủ tăng (giá trái phiếu giảm) đồng thời VNINDEX giảm mạnh đã làm suy giảm giá trị của các Quỹ này.

Bất chấp thị trường chứng khoán rung lắc dữ dội, quỹ đầu tư chuyên về trái phiếu vẫn tăng trưởng tích cực - Ảnh 3.

Ngược lại, danh mục của TCBF được phân bổ vào các tài sản có rủi ro thị trường thấp với lợi tức ổn định như trái phiếu doanh nghiệp. Do đó, ngay cả khi thị trường diễn biến không thuận lợi như trong quý 2 và quý 3/2018, TCBF vẫn giữ được "phong độ" ổn định, thậm chí tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô tài sản khi nhiều nhà đầu tư điều chỉnh danh mục, chuyển một phần tiền sang các sản phẩm đầu tư an toàn hơn như trái phiếu doanh nghiệp hay quỹ trái phiếu doanh nghiệp.

Bất chấp thị trường chứng khoán rung lắc dữ dội, quỹ đầu tư chuyên về trái phiếu vẫn tăng trưởng tích cực - Ảnh 4.

Danh mục đầu tư trái phiếu của TCBF chủ yếu là các Trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) của các Doanh nghiệp uy tín, được thẩm định chặt chẽ về chất lượng, phần lớn đang được niêm yết. Do đó, các TPDN này đều có tỷ lệ sinh lời trung bình rất tốt, vào khoảng >8%/năm, và như năm vừa rồi là 8,55%.

Triển vọng đầu tư trái phiếu trong thời gian tới, theo đánh giá của TCBF sẽ là cơ hội để TPDN khẳng định giá trị trong bối cảnh thị trường diễn biến khó lường. Cụ thể:

+ Lãi suất Trái phiếu chính phủ chịu áp lực tăng (giá trái phiếu giảm) khi NHNN điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chặt chẽ để ổn định tỷ giá và kiểm soát lạm phát.

+ Chứng chỉ tiền gửi (CDs) mới phát hành với lãi suất thấp và khối lượng không nhiều.

+ Thị trường cổ phiếu chịu nhiều biến động mạnh do những rủi ro liên quan đến chiến tranh thương mại và việc FED tăng lãi suất.

+ Các ngân hàng đang chật hết room tín dụng trung và dài hạn với giới hạn tỷ lệ tăng trưởng của NHNN. Khi đó, các doanh nghiệp tốt, triển vọng sẽ tìm đến kênh huy động vốn qua trái phiếu, mở ra cơ hội tăng trưởng lớn cho thị trường TPDN .

+ Ngoài ra, TPDN có lãi suất được thả nổi (TPCP và CD có lãi suất cố định) sẽ tránh được biến động của thị trường, đồng thời đem lại lợi tức tốt hơn các tài sản trên. Các Quỹ và Công ty bảo hiểm hiện tại cũng đang có xu hướng chuyển dịch sang đầu tư TPDN.

Minh Anh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên