Bất chấp trừng phạt ngặt nghèo, doanh thu dầu khí của Nga vẫn tăng gần gấp đôi: Lý do đến từ một cơ chế
Theo dữ liệu được Bộ Tài chính Nga công bố hôm 5/3, vào tháng 2/2024, doanh thu từ dầu khí của Nga đạt 945,6 tỷ rúp (khoảng 10,4 tỷ USD), so với chỉ 521,2 tỷ rúp vào tháng 2/2023.
- 09-03-2024Một loại nông sản từ Brazil vào Việt Nam bất ngờ tăng nóng hơn 28.000%: Nước ta nhập khẩu nửa triệu tấn trong tháng 1, Nga thống trị thị trường toàn cầu năm 2023
- 07-03-2024Một mặt hàng của Việt Nam bán 'đắt như tôm tươi' tại Hàn Quốc: Thu về 62 triệu USD chỉ trong 1 tháng, Trung Quốc, Nhật Bản cũng mạnh tay săn lùng
- 06-03-2024Không phải Nga hay Saudi, đây mới là 'ông trùm' cung cấp dầu thô cho Việt Nam trong nhiều năm qua, nhập khẩu hơn 1 triệu tấn chỉ trong 1 tháng
Theo ghi nhận của Bloomberg, điều này có nghĩa là doanh thu từ dầu khí của cường quốc năng lượng này đã tăng hơn 80% so với một năm trước. Đặc biệt, thuế đánh vào dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ đã tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ.
Doanh thu từ dầu khí của Nga tăng vọt đặc biệt đáng chú ý vì nước này vẫn đang phải đối mặt với các lệnh trừng phạt sâu rộng của phương Tây liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine, hiện đã bước sang năm thứ ba.
Nga kiếm được nhiều tiền từ dầu mỏ bằng cách nào?
Theo Bloomberg, doanh thu tăng vọt mà Nga có được trong tháng 2 đến từ việc tăng thuế đối với các nhà sản xuất dầu trong nước.
Nga vốn có sẵn một cơ chế cho phép đánh thuế các nhà sản xuất dầu ở mức cao hơn, nhưng trước đây họ lại không sử dụng cơ chế đó. Tuy nhiên, Nga đã áp dụng giá sàn cho doanh số bán dầu tháng 1 và bắt đầu nhận các khoản thuế đó vào tháng 2, Bloomberg đưa tin vào ngày 1/3, trích dẫn một lá thư từ Cơ quan Thuế Liên bang Nga.
Quyết định áp giá sàn của Moscow được đưa ra sau khi giá dầu thô Urals hàng đầu của Nga giảm do phương Tây thực thi lệnh trừng phạt cứng rắn hơn.
Theo Business Insider, Nga là một cường quốc về năng lượng, với 1/3 doanh thu đến từ dầu khí. Liên minh châu Âu (EU) - khách hàng lớn nhất của Nga trước xung đột với Ukraine - trong hai năm qua đã cố gắng từ bỏ dầu khí của Nga.
Mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu của Nga do Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) dẫn dắt cũng làm hạn chế giá cả và doanh thu từ dầu mỏ của Nga.
Tuy nhiên, theo Business Insider, Nga đã tìm cách xoay sở khi hướng về phía đông, sang các khách hàng như Ấn Độ và Trung Quốc.
Nga cũng tìm cách lách giới hạn giá và các biện pháp trừng phạt bằng cách sử dụng một đội tàu "ma" cũ kỹ và đông đảo, cũng như bằng cách lợi dụng các bên trung gian để "rửa nguồn" dầu của mình.
Doanh thu từ dầu mỏ còn dùng cho chi tiêu xã hội
Theo Business Insider, phương Tây đang thắt chặt các hạn chế thương mại đối với Nga để buộc Moscow phải dừng cuộc chiến ở Ukraine. Trong đó, Mỹ và EU đã áp đặt các biện pháp trừng phạt thứ cấp gây tranh cãi đối với các thực thể nằm ngoài khu vực pháp lý của họ.
Các động thái này đang khiến Nga cảnh giác: Dmitry Peskov - người phát ngôn Điện Kremlin - thừa nhận có vấn đề với các giao dịch ngân hàng Trung Quốc vào tháng 2.
Tuy nhiên, theo Business Insider, chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin cần tiếp tục thể hiện sự kiên định vì bản thân người dân Nga có thể mất kiên nhẫn khi xung đột kéo dài.
Doanh thu từ dầu mỏ của Nga không chỉ tài trợ cho cuộc chiến tại Ukraine. Số tiền này cũng được dùng để chi tiêu xã hội mà ông Putin từng hứa với người dân Nga trước khi ông tham gia tranh cử tổng thống vào cuối tháng này.
Cuộc bầu cử tổng thống Nga dự kiến diễn ra trong ba ngày từ 15/3 đến 17/3. Business Insider nhận định, ông Putin nhiều khả năng sẽ giành chiến thắng trước 3 đối thủ
Đời sống Pháp luật