Một mặt hàng của Việt Nam bán 'đắt như tôm tươi' tại Hàn Quốc: Thu về 62 triệu USD chỉ trong 1 tháng, Trung Quốc, Nhật Bản cũng mạnh tay săn lùng
Ngoài Hàn Quốc, mặt hàng này cũng ghi nhận mức tăng trưởng 151% tại Trung Quốc và Hong Kong.
- 06-03-2024Vượt Ấn Độ, Hàn Quốc, ngành hàng này của Việt Nam vừa vươn lên top 2 toàn cầu: Mỹ soán ngôi Trung Quốc trở thành khách hàng lớn nhất
- 04-03-2024'Mỏ dầu' khủng nhất thế giới vừa được ‘mở khóa’: Trữ lượng gấp 68 lần Việt Nam, cả thế giới đang đổ xô đến mua hàng
- 28-02-2024Hàn Quốc bất ngờ săn lùng mặt hàng này của Việt Nam: tăng hơn 1.000%, thu hơn 72 triệu USD chỉ trong 1 tháng, Campuchia, Philippines cũng mạnh tay gom hàng
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam trong tháng đầu năm nay đạt 62 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái, một tín hiệu tốt của ngành thủy sản đầu năm 2024.
Trong cơ cấu sản phẩm mực, bạch tuộc xuất khẩu, mực chiếm 57% tỷ trọng, đạt 35 triệu USD trong khi đó bạch tuộc chiếm 43%, đạt 27 triệu USD.
Hàn Quốc là thị trường lớn nhất của mực, bạch tuộc Việt Nam trong nhiều năm qua, đồng thời ghi nhận tăng trưởng mạnh trong tháng 1. Cụ thể nước ta xuất khẩu mặt hàng này sang Hàn Quốc đạt 26 triệu USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 là Nhật Bản với 13 triệu USD, tăng 19% so với tháng 1/2023. Đứng thứ 3 là thị trường Trung Quốc và Hong Kong với 7 triệu USD, tăng mạnh 151% so với cùng kỳ năm trước. Lệnh cấm nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc từ Nhật Bản sau vụ xả nước thải hạt nhân ra biển của Nhật Bản đã khiến Trung Quốc tăng nhập hàng từ các nguồn khác, trong đó có Việt Nam. Thị trường này tăng cường nhập khẩu mực, bạch tuộc từ Việt Nam trong tháng 1 năm nay để phục vụ nhu cầu tiêu thụ Tết Nguyên đán.
Đối với thị trường lớn nhất là Hàn Quốc, vụ xả nước thải hạt nhân của Nhật Bản đã làm giảm nhu cầu nhập khẩu hải sản của Hàn Quốc từ Nhật Bản. Hàn Quốc không ban hành lệnh cấm nhập khẩu thủy sản từ Nhật Bản nhưng tăng cường kiểm tra hàng từ Nhật Bản. Bên cạnh đó, Trung Quốc là nguồn cung mực, bạch tuộc lớn nhất cho Hàn Quốc. Lệnh cấm nhập khẩu thủy sản từ Nhật Bản của Trung Quốc cũng khiến nguồn cung mực, bạch tuộc từ Trung Quốc cho các thị trường như Hàn Quốc giảm sút do thiếu hụt nguyên liệu chế biến. Dự kiến xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng dương trong quý đầu năm 2024 khi lệnh cấm chưa được dỡ bỏ.
Hiện nay, Việt Nam đang hưởng mức thuế xuất khẩu sang Hàn Quốc là 0% đối với các sản phẩm bạch tuộc tươi, bạch tuộc sống và đông lạnh. Các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế lớn khi thâm nhập thị trường này. Ngoài ra, người dân Hàn Quốc cũng đánh giá cao các sản phẩm mực và bạch tuộc của Việt Nam là có chất lượng, sự an toàn và độ ngon hơn sản phẩm từ các nước khác.
Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), tháng 1 năm nay, nhập khẩu mực, bạch tuộc của Hàn Quốc từ các nguồn cung cũng ghi nhận tăng 5%, đạt 91 triệu USD. Việt Nam là nguồn cung mực, bạch tuộc lớn thứ hai cho Hàn Quốc, sau Trung Quốc.
Năm 2023, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam đạt 660 triệu USD, giảm 13% so với năm 2022 với kim ngạch xuất sang Hàn Quốc đạt 247 triệu USD, giảm 8% so với năm 2022.
Nhịp sống thị trường