MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bất động sản đối mặt với rủi ro... cạn tiền

17-08-2022 - 09:14 AM | Bất động sản

Thị trường bất động sản (BĐS) đang đối mặt nhiều rủi ro vì trái phiếu doanh nghiệp BĐS bị kiểm soát, thiếu nguồn cung, cạn dòng tiền.

Ông Nguyễn Thọ Tuyển, Giám đốc Cty BHS chia sẻ, hiện DN đã ký hợp đồng mua bán với khách hàng tại một dự án. Bỗng một ngày, ngân hàng cổ phần nhỏ được chủ đầu tư bảo lãnh 3 bên thông báo: không giải ngân với lý do hết room tín dụng. Việc ngừng cho vay làm ảnh hưởng đến thanh khoản dự án ngay lập tức. “DN của chúng tôi bán hàng cho khách nên rất sốt ruột nhưng cũng không biết xoay xở thế nào. Việc khách hàng không tiếp cận được vốn vay chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tốc độ bán hàng…", ông Tuyến nói.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, từ đầu năm, thị trường BĐS bị tác động bởi hàng loạt yếu tố như nguy cơ lạm phát cao, dòng tiền có những dấu hiệu chậm lại, kéo theo thanh khoản giảm rõ rệt. "Những chính sách kiểm soát tín dụng và tình trạng khan hiếm nguồn cung làm cho giá nhà bị đẩy lên, vượt quá sức mua của phần lớn người dân. Chính những điều đó đã ảnh hưởng tới thị trường BĐS Việt Nam", ông Đính nhận xét.

Bất động sản đối mặt với rủi ro... cạn tiền - Ảnh 1.

Thị trường bất động sản giảm thanh khoản vì thiếu vốn. Ảnh: Duy Quang

Trong 6 tháng cuối năm, ông Nguyễn Văn Đính cho rằng, thị trường BĐS đang trải qua thời kỳ tái cân bằng. Giá nhà sẽ tăng do chi phí tăng, thanh khoản sẽ giảm. Các nhà đầu tư cũng có xu hướng thận trọng hơn trong đầu tư. “Nếu không được tháo gỡ, có thể thị trường BĐS có một giai đoạn đóng băng dài và gây đổ vỡ cho các doanh nghiệp. Vì vậy, cần có các chính sách hỗ trợ để quá trình tái cân bằng của thị trường diễn ra”, ông Đính nhấn mạnh.

Còn theo ông Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia, kinh tế thế giới phục hồi không đều, rủi ro thách thức tăng (chiến tranh dịch bệnh, lạm phát, rủi ro tài chính tăng, rủi ro an ninh năng lượng, an ninh lương thực). Trong khi đó, kinh tế Việt Nam 7 tháng đầu năm 2022 lại khả quan hơn. Khối DN cũng phục hồi tích cực. Tuy nhiên, ông Lực lưu ý hiện dư nợ tín dụng BĐS vẫn ở mức cao. Đơn cử: Hết tháng 6/2022, nguồn vốn BĐS tăng 14%, tổng dư nợ tín dụng BĐS khoảng 2.36 triệu tỷ đồng, tăng 14% so với cuối năm 2021, cao hơn tăng trưởng tín dụng chung của toàn hệ thống và cùng kỳ các năm trước.

Theo Ngọc Mai

Tiền phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên