“Bất động sản là kênh đầu tư khá hấp dẫn trong năm 2016“
Thị trường vàng, ngoại tệ, chứng khoán, bất động sản, ngân hàng… đâu sẽ là kênh đầu tư hấp dẫn, có lợi trong năm 2016?
- 09-02-2016Bính Thân 2016: Tuổi nào hợp với nghề “buôn” bất động sản?
- 09-02-2016Rục rịch chuyển động những dự án bất động sản lớn trong năm mới
- 09-02-2016Thị trường bất động sản tiếp tục “ấm” năm 2016
- 08-02-20164 “ông lớn” bất động sản có ảnh hưởng nhất năm qua
-
Việc can thiệp tỉ giá bằng cách bán ngoại tệ ra thị trường cần cẩn trọng, vì đây là con dao 2 lưỡi trong bối cảnh dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đang ở xung quanh 3 tháng nhập khẩu - ngưỡng an toàn
Những dự báo cho kinh tế Việt Nam năm 2016, cơ hội, thách thức đối với nền kinh tế và giới doanh nghiệp doanh nhân; kênh đầu tư nào có lợi trong năm, các lĩnh vực tài chính ngân hàng, bất động sản, chứng khoán... có diễn biến như thế nào? BizLIVE đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu về vấn đề này.
Thắt dây an toàn cho năm 2016
Nhận định của ông về triển vọng kinh tế năm 2016 là gì?
Năm 2015, tăng trưởng GDP đạt 6,7% và theo tôi mức độ tăng trưởng đó có thể được duy trì vào năm 2016 thậm chí có thể cao hơn. Lạm phát có lẽ cũng sẽ giữ được ở mức độ thấp trong năm vừa rồi, chưa đến 1%.
Tuy nhiên, thách thức cho năm 2016 rất lớn, có lẽ nhiều hơn 2015. Tình hình tài chính thế giới từ đầu năm đã biến động, thị trường chứng khoán Thượng Hải, Thẩm Quyến (Trung Quốc), giá dầu tiếp tục lao dốc, khủng hoảng Nga, Venezuela, hệ thống tài chính thế giới gặp nhiều biến động, FED tăng lãi suất…
Ngoài biến động kinh tế còn có biến động chính trị xã hội. Tất cả các xung đột chính trị và quân sự trong đó có xung đột chính trị vùng Trung Đông từng chỉ liên quan đến người Do Thái bây giờ mở rộng ra với những tổ chức Hồi giáo và ngay cả bản thân nội bộ các nước Hồi giáo cũng đang phân rẽ một cách nghiêm trọng. Tại Á Châu, vấn đề Triều Tiên cũng là một điểm nóng.
Với những điểm như vậy, tình hình tài chính và kinh tế giới 2016 sẽ có biến động lớn, ảnh hưởng tới Việt Nam.
Với 2 kịch bản tình hình thế giới chuyển động tốt sẽ có lợi cho Việt Nam vì Việt Nam là nước dựa vào xuất khẩu nhiều, lượng xuất khẩu lên đến 80-90% GDP. Ngược lại nếu kinh tế đi vào khủng hoảng, Việt Nam sẽ khó tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực.
Khả năng thị trường thế giới đi vào kịch bản tốt xác xuất thấp hơn nền kinh tế đi vào kịch bản tệ hơn 2015 nên cần thắt dây an toàn cho năm 2016.
Bất động sản là kênh khá hấp dẫn
Ông dự báo như thế nào về các lĩnh vực vàng, chứng khoán, bất động sản trong năm 2016, nên đầu tư vào kênh nào thưa ông?
Thứ nhất, thị trường vàng là thị trường sẽ có biến động lớn, giá vàng theo xu hướng chung có thể tiếp tục bị đẩy xuống, khi giá trị đồng USD tăng lên nhất là sau khi FED có thể điều chỉnh lãi suất.
Khi “vàng đen” rớt giá liên tục và tiếp tục rớt giá trong năm 2016, giá vàng cũng sẽ bị ảnh hưởng theo đó sẽ tạo ra diễn biến bất lợi cho nhà đầu tư.
Đây là kênh không nên đầu tư ở thời điểm này và nếu có đầu tư nên là những nhà đầu tư chuyên nghiệp, người dân không nên đầu tư vàng.
Thứ hai là ngoại tệ chỉ những nhà kinh doanh như ngân hàng và các tổ chức kinh tế được phép kinh doanh. Đây cũng là kênh sẽ có biến động lớn, tỷ giá tăng đồng Việt Nam tiếp tục mất giá ít nhất 5% nên đối với việc đầu tư kinh doanh ngoại tệ là rất rủi ro
Thứ ba là chứng khoán, ngay từ đầu năm đã bị ảnh hưởng nhiều. Thị trường chứng khoán đang ở mức kháng cự 530 điểm và nếu rơi xuống 520 điểm sẽ là dấu hiệu không tốt cho thị trường cả năm. Đây cũng không phải là kênh đầu tư thuận lợi trong năm 2016.
Thị trường ngân hàng, lãi suất sẽ tiếp tục tăng ít nhất 1%, dân chúng và các tổ chức kinh tế có tiền gửi ngân hàng vẫn là kênh sinh lời tốt, với trần lãi suất 5,5% cho đến 6 tháng sau đó thả nổi vẫn ở mức 6-7%/12 tháng năm nay có thể sẽ tăng hơn.
Tuy nhiên, năm nay hệ thống ngân hàng có thể đi vào giai đoạn mới không còn an toàn như trước. Trước Ngân hàng Nhà nước bảo vệ ngân hàng và không để ngân hàng phá sản nhưng năm nay có thể sẽ cho phá sản.
Kênh bất động sản có lẽ là kênh khá hấp dẫn. Bắt đầu từ 2 năm nay thị trường bất động sản đã có sự hồi phục tiếp tục. Năm nay có nhiều dự báo thị trường bất động sản tiếp tục tăng trưởng nhưng có một số phân khúc dè dặt nhất là bất động sản cao cấp khi mà nguồn cung nhiều, cuối năm có thể rất nhiều và vượt cầu.
Với phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng và việc Việt Nam ngày càng hội nhập chúng ta có thể kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài, người nước ngoài. Đây là phân khúc thị trường có lẽ nên nhắm vào người nước ngoài.
Ông nhận xét như thế nào về tinh thần kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam?
Các doanh nhân Việt Nam có đặc điểm là chịu khó và có tinh thần chiến đấu mạnh mẽ trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào. Tuy nhiên, những điểm người Việt Nam có lẽ thiếu sót vì chính trong tinh thần tranh đấu như vậy tính tuân thủ của người Việt rất thấp. Không những cộng đồng doanh nghiệp trong nước mà nước ngoài cũng vậy.
Khả năng hội nhập kinh tế quốc tế cũng rất thấp từ ngoại ngữ đến hiểu biết về tình hình thế giới.
Bên cạnh ưu, nhược điểm đó hiện doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trong lớn, đóng góp một nửa GDP nhưng lại là thành phần không được ưu đãi nhiều như doanh nghiệp nhà nước, nhà nước tạo sân chơi không công bằng và làm chậm sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Đây là điểm có lẽ với Chính phủ trong tương lai cần quan tâm, hỗ trợ doanh nghiệp gỡ những rào cản, khó khăn.
Xin cảm ơn ông!
BizLIVE