Các hiệp định thương mại tự do mang lại cơ hội gì cho bất động sản Việt Nam?
Sau khi các Hiệp định FTA, TPP, AEC được ký kết thì sẽ ngày càng có nhiều các tổ chức, cá nhân nước ngoài vào đầu tư, làm ăn, sinh sống tại Việt Nam, đồng thời sẽ có nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư kinh doanh BÐS tại Việt Nam.
- 24-12-2015TPP giúp bất động sản bán lẻ Việt Nam thoát cảnh bội cung
- 30-11-2015Bất động sản công nghiệp đang “nóng” lên cùng TPP và AEC
- 26-11-2015Tham gia TPP, văn phòng hạng A có cơ hội
- 12-11-2015Bùng nổ đầu tư nước ngoài vào các KCN phía Nam đón sóng TPP
Tóm tắt
Vào năm 2020, mục tiêu chính sẽ là hoàn thành mạng lưới KCN ở Việt Nam với tổng diện tích đất là 120.000 ha và giúp doanh thu từ KCN chiếm 25% tổng GDP. Tầm nhìn đến năm 2020 là thiết lập một mạng lưới KCN bền vững để phát triển phân khúc bất động sản KCN trên cả nước.
Nhiều chuyên gia nhận định rằng lĩnh vực BĐS trong giai đoạn tới thị trường này của Việt Nam sẽ "đông vui" hơn và tính cạnh tranh vô cùng gay gắt trên một sân chơi rộng lớn. Đối với lĩnh vực BĐS, cơ hội mang lại cho phân khúc văn phòng cho thuê, mặt bằng bán lẻ, căn hộ dịch vụ và BĐS công nghiệp là được thấy trước hết.
Một nghiên cứu gần đây của Standard Chartered cho thấy, trong việc chuyển vốn đầu tư từ Trung Quốc đến cộng đồng ASEAN trong nỗ lực tận dụng Hiệp định TPP sắp tới, có đến 44% những người được khảo sát cho biết họ sẽ chọn Việt Nam vì có thị trường tiêu dùng nội địa lớn, 29% chọn Việt Nam vì chi phí sản xuất thấp và 18% chọn vì nguồn lao động dồi dào.
Thêm vào đó, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) mà trong đó Việt Nam và Singapore là thành viên cũng tạo điều kiện cho các cơ hội đầu tư song phương.
Triển vọng phát triển bất động sản khu công nghiệp (KCN) từ nay đến 2020 sẽ có tổng cộng 104 KCN thành lập mới với hơn 48.200 ha và 26 KCN mở rộng với 6.000 ha trải khắp Việt Nam, thu hút hơn 6.500 - 6.800 dự án (tổng cộng 45 - 50 tỷ USD), trong đó vốn thực hiện đạt 50% và thu hút xấp xỉ 2,1 - 2,2 triệu lao động.
Vào năm 2020, mục tiêu chính sẽ là hoàn thành mạng lưới KCN ở Việt Nam với tổng diện tích đất là 120.000 ha và giúp doanh thu từ KCN chiếm 25% tổng GDP. Tầm nhìn đến năm 2020 là thiết lập một mạng lưới KCN bền vững để phát triển phân khúc bất động sản KCN trên cả nước, đồng thời thiết lập các KCN quy mô phù hợp, nhằm chuyển đổi nền kinh tế ở các địa phương có doanh thu thấp từ ngành công nghiệp.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Ðỗ Ðức Duy, điều này cũng đồng nghĩa với nhu cầu mua và sở hữu nhà ở của người nước ngoài sẽ tăng, đặc biệt đối với phân khúc căn hộ trung, cao cấp tại các đô thị lớn. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nguồn tài chính mạnh sẽ nhận chuyển nhượng lại các dự án của các doanh nghiệp trong nước mà lâu nay không đủ khả năng để triển khai hoặc triển khai chậm tiến độ, các doanh nghiệp BÐS trong nước cũng sẽ phải tái cơ cấu đầu tư, nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp để đủ sức cạnh tranh ngay chính trên sân nhà.
Từ những phân tích trên, các dự báo khác cũng cho thấy thị trường BÐS trong giai đoạn 2016 - 2018 sẽ tiếp tục phát triển, thanh khoản tốt. Riêng về giá, nếu có thì cũng chỉ tăng nhẹ ở các dự án có vị trí tốt nằm ở trung tâm các đô thị, có hạ tầng tốt, đã hoàn thành việc xây dựng hoặc đang thi công có tiến độ tốt, chủ đầu tư có uy tín.
Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Bộ phận Đầu tư của Savills Việt Nam cũng cho rằng thị trường bất động sản Việt Nam đang có một cơ hội lớn với sự kết hợp của nhiều yếu tố tích cực. Đó là sự kết hợp của một nền kinh tế phát triển ổn định cùng với những thay đổi có lợi từ chính sách và các tiềm năng phát triển đầy hứa hẹn. Nền tảng vững chắc này sẽ là cơ sở để thị trường bất động sản Việt Nam bắt đầu những bước tiến trên con đường phát triển với một chu kỳ mới.