Đường 12 làn của Dubai mất 4 triệu USD/km, dùng 50 năm còn đường Việt Nam mất 20 triệu USD/km, dùng 2 năm
“Một con đường đẹp như mơ của Dubai với 12 làn xe có chi phí xây đường là 4 triệu USD/km, dùng trong 50 năm. Còn ở Việt Nam, chi phí xây đường trung bình là hơn 20 triệu USD/km, dùng trong 2 năm, thử hỏi làm sao phát triển được”.
- 27-02-2016Khởi công đường 2.500 tỷ nối cao tốc Hà Nội-Lào Cai đến Sapa
- 22-01-2016Không phải đường cao tốc, đây mới là lý do làm ngành đường sắt ngày càng yếu đi
- 21-01-2016Đề xuất đầu tư một số đoạn đường Hồ Chí Minh quy mô cao tốc
Nói về cơ hội và thách thức của hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) tới Việt Nam, ông Nguyễn Quang Khai, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) đã kể lại một câu chuyện đón đoàn đại biểu Việt Nam trước khi kết thúc nhiệm kỳ Đại sứ vào năm 2011.
Ông Khai đã giới thiệu với đoàn đại biểu do nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc làm trưởng đoàn 2 địa điểm.
Thứ nhất, con đường xuyên Emirates - một đại lộ với 12 làn xe (mỗi bên 6 làn) đẹp như mơ, không hạn chế tốc độ, chi phí xây dựng tiêu tốn 4 triệu USD cho 1 km đường.
Vậy mà ở Việt Nam, chi phí xây đường trung bình gấp 5 lần con số trên, tới 20 triệu USD/km.
“Tuổi thọ đường của Dubai là 50 năm, còn đường Việt Nam chạy xe 2 năm đã hỏng. Như vậy làm sao Việt Nam phát triển được?”, nguyên Đại sứ Khai đặt câu hỏi.
Điểm thứ 2 ông Khai đưa đoàn đến là Bộ Ngoại giao của UAE – một khu vực gồm 6 villas, rất thưa người. Bộ trưởng của họ cởi mở và sẵn sàng tiếp khách.
“Trong khi đó, Bộ của mình to ra sao? Có bao nhiêu người?”, ông Khai tiếp tục đặt dấu hỏi.
“TPP không phải cây gậy thần. Dubai không có TPP, không có FTA… và họ là thành phố số 1 thế giới. Ngoài mức thuế hải quan 5%, doanh nghiệp không phải chịu một loại thuế gì”.
“Doanh nghiệp muốn vào Dubai, visa tự do. Doanh nghiệp muốn vào Việt Nam thì sao? Phải xin visa hết 7 ngày, thì ai vào?”
Dubai là một mẫu hình rất nhiều điều đáng học, TS. Võ Trí Thành – nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định.Ông Thành cho rằng, Việt Nam cần tự thân vận động, phải tự tin, học hỏi và kết nối để tận dụng được cơ hội và vượt qua những thách thức do TPP mang lại.