Khu Tân Cảng-Ba Son sẽ là trung tâm đa chức năng bờ Tây sông Sài Gòn
UBND Tp.HCM vừa công bố quy hoạch kiến trúc thành phố, trong đó trung tâm thành phố sẽ được mở rộng và chia thành 5 phân khu.
- 22-01-2016TP.HCM duyệt quy hoạch vùng châu thổ phía Nam Thủ Thiêm
- 19-01-2016Tốc độ “rùa”, cần 26 năm nữa mới xong quy hoạch chi tiết đô thị
- 15-01-2016Hà Nội điều chỉnh cục bộ quy hoạch công viên Thủ Lệ
- 13-01-2016TP.HCM quy hoạch thêm 3 khu nhà ở thấp tầng
Trong quá khứ, cảng Tân Cảng, Ba Son và Nhà Rồng - Khánh Hội (cảng Sài Gòn) từng là “đòn bẩy” thúc đẩy sự phát triển và thịnh vượng của đô thị Sài Gòn - TPHCM. Nhưng vì nằm sâu trong nội thành nên hệ thống cảng biển trên sông Sài Gòn là một trong những nguyên nhân khiến giao thông đô thị ách tắc.
Hơn nữa, yêu cầu của nền kinh tế hiện đại đòi hỏi phải có những cảng biển lớn hơn để thay thế... Nên từ những năm 2000, Chính phủ và chính quyền Tp.HCM đã quyết định di dời các cảng biển này ra khu vực Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Hiệp Phước (TPHCM) để đưa khu vực này thành trung tâm mới trong 10 năm tới.
Theo quy hoạch, trung tâm hiện hữu của Tp.HCM được quy hoạch thành 5 phân khu chức năng, bao gồm khu lõi trung tâm thương mại - tài chính (khu 1); khu trung tâm văn hóa - lịch sử (khu 2); khu bờ Tây sông Sài Gòn (khu 3) ; khu thấp tầng (khu 4) và khu lân cận lõi trung tâm (khu 5).
Trong đó, khu 1 là khu tập trung các công trình có chức năng thương mại - tài chính của thành phố. Đây cũng là khu vực lõi trung tâm kinh doanh thương mại; phát triển với chức năng kinh doanh, thương mại, khách sạn, du lịch và hành chính, dịch vụ công;
Toàn bộ nằm trong ranh giới quận 1, có diện tích 92,3 ha, được giới hạn bởi: phía bắc và đông giáp đường Tôn Đức Thắng; phía tây giáp đường Lê Lai và Lê Thánh Tôn; phía nam giáp đường Phạm Ngũ Lão và Hàm Nghi.
Khu 2 là khu tập trung các công trình có chức năng văn hóa - lịch sử, là trục trung tâm văn hóa lịch sử, quanh trục đường Lê Duẩn; phát triển với chức năng văn hóa, kinh doanh, thương mại, du lịch, dân cư và giáo dục; toàn bộ nằm trong ranh giới quận 1, có diện tích 212,2 ha, giới hạn bởi: phía bắc giáp rạch Thị Nghè và đường Hoàng Sa, phía tây giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai, phía nam giáp đường Cống Quỳnh, phía đông giáp đường Lê Lai và Lê Thánh Tôn.
Khu 3 là khu vực phát triển mới đa chức năng, trải dài từ cầu Sài Gòn đến cầu Tân Thuận, thuộc một phần quận Bình Thạnh, quận 1 và quận 4 (giới hạn bởi: phía bắc giáp cầu Sài Gòn, phía tây giáp đường Nguyễn Hữu Cảnh, Tôn Đức Thắng, phía nam giáp đường Nguyễn Tất Thành, kênh Tẻ, phía đông giáp sông Sài Gòn), có diện tích khoảng 274,8 ha.
Khu 4 là khu dân cư hiện hữu, khu vực có nhiều công trình nhà biệt thự từ thời Pháp thuộc; phát triển với chức năng khu dân cư, văn hóa, giáo dục và thương mại thấp tầng thuộc một phần của quận 1 và quận 3 (giới hạn bởi: phía bắc giáp rạch Thị Nghè và đường Hoàng Sa, phía tây giáp đường Võ Thị Sáu, phía nam giáp đường cách Mạnh Tháng Tám, phía đông giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai), có diện tích khoảng 232,3 ha.
Khu 5 là khu vực kế cận khu 1 về phía nam, phát triển với chức năng kinh doanh thương mại tiếp nối từ khu trung tâm thương mại – tài chính, thuộc một phần quận 1 và quận 4 (giới hạn bởi: phía bắc giáp đường Hàm Nghi và Phạm Ngũ Lão, phía tây giáp đường Nguyễn Thái Học và Cống Quỳnh, phía đông giáp đường Tôn Đức Thắng và Nguyễn Tất Thành), có diện tích khoảng 117,5 ha.
Theo quy hoạch trung tâm mới, khu vực Tân Cảng – Ba Son là “trái tim” của phân khu 3 và sẽ trở thành “điểm nóng” trên thị trường bất động sản trong thời gian tới.
Không chỉ được đầu tư cơ sở hạ tầng đầy đủ, giao thông thuận lợi, nơi đây sẽ còn có công viên ven sông Vinhomes Central Park rộng 14 ha, lớn nhất thành phố. Cách đó không xa, trong năm nay khu cảng Tân Thuận sẽ được di dời, trả mặt bằng lại cho một nhà đầu tư lớn để phat triển khu phức hợp dân cư ven sông Sài Gòn.