MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mua, bán căn hộ chưa được cấp Giấy chứng nhận sẽ dễ dàng hơn?

18-11-2014 - 08:05 AM | Bất động sản

Có nhiều điểm nổi bật trong của dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi) so với Luật nhà ở về vấn đề mua bán nhà ở của chủ đầu tư mà chưa được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận

Như chúng tôi đã đưa tin, có nhiều điểm nổi bật trong của dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi) so với Luật nhà ở hiện hành. Một vấn đề đáng chú ý trong dự thảo luật lần này là vấn đề mua bán nhà ở của chủ đầu tư mà chưa được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận.

Đối với nhà đất, việc mua bán một căn nhà thửa đất đã có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất đơn giản hơn nhiều so với mua bán nhà ở của chủ đầu tư dự án chưa được nhà nước cấp Giấy chứng nhận. Một nhà đất được đưa ra giao dịch thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của bên bán.Điều 92 của Luật nhà ở quy định rõ: “Bên bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở phải có các điều kiện sau đây: Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự”

Tuy nhiên, vấn đề là đối với nhà chung cư, chủ đầu tư có thể bán theo tiến độ thi công. Có nghĩa là người mua có thể mua nhà ngay từ khi dự án mới bắt đầu mở móng. Và Luật nhà ở cũng nêu rõ, bên sở hữu nhà ở chung cư có thể trao đổi mua bán cho tặng căn hộ chung cư ngay cả khi dự án chưa hoàn thành, tức là chưa được nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Chỉ tháng trước đây thôi, chị H. mua lại một căn hộ chung cư của người khác. Căn hộ đó chưa được cấp Giấy chứng nhận. Khi làm hợp đồng mua bán chuyển nhượng, chị H. được tư vấn là: "Sau này khi nhà nước cấp QSDĐ sẽ cấp theo tên của chủ nhân cũ, sau đó mới làm thủ tục sang tên đổi chủ cho chị H.".

Theo dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi) của Bộ Xây Dựng, đối với các căn hộ mua của chủ đầu tư chưa được cấp Giấy chứng nhận thì sau khi hoàn thành các thủ tục chuyển nhượng hợp đồng có thể được chuyển nhượng hợp đồng này và người nhận chuyển nhượng mua bán nhà ở cuối cùng sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.

Đây là một điểm khác biệt nổi bật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia giao dịch hơn, theo đó, nhà ở không phải mất công sang tên nhiều lần nếu trong thời gian chưa có Giấy chứng nhận được chuyển nhượng qua lại nhiều lần giữa những người mua khác nhau.

 

Trích điều 120 dự luật nhà ở (sửa đổi): Giao dịch mua bán nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở

2. Bên mua nhà ở của chủ đầu tư mà chưa được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó nếu có nhu cầu thì được quyền chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở cho tổ chức, cá nhân thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.


Việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản có xác nhận của chủ đầu tư vào văn bản chuyển nhượng theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở sau khi hoàn thành thủ tục chuyển nhượng hợp đồng thì được tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người đã mua nhà ở của chủ đầu tư và được chuyển nhượng hợp đồng này cho người khác; người nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở cuối cùng được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.

>>Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà: Không buộc phải công chứng?

Thanh Mai

thanhhien

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên