MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhà ở xã hội không phải “chìa khóa” tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS

22-12-2015 - 10:25 AM | Bất động sản

Theo Bộ Xây dựng, trong lúc thị trường bất động sản “đóng băng”, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã lựa chọn xây dựng nhà ở xã hội như một cách làm để vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển. Tuy nhiên, theo các chuyên gia bất động sản, chương trình phát triển nhà ở xã hội nhìn chung là thất bại.

Tóm tắt

Một nguyên nhân mà Bộ Xây dựng này chỉ ra cho thấy chính sách nhà ở xã hội đến nay chưa đi vào thực tiển, đó là nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn chưa mặn mà với nhà ở xã hội; mới chỉ có nhà ở xã hội để bán, còn thiếu nhà ở cho thuê...

Ngoài ra, một số doanh nghiệp trực thuộc bộ cũng đã đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội, nhưng cũng chỉ phục vụ "nội bộ", lức là bán cho đội ngũ công nhân viên chức là chính.


Theo Báo cáo về tình hình phát triển nhà ở xã hội của bộ xây dựng của Bộ Xây dựng, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “đóng băng” của thị trường BĐS giai đoạn 2011 – 2012 là tình trạng lệch pha “cung – cầu”, thị trường đã thừa quá nhiều sản phẩm trung và cao cấp, trong khi thiếu quá nhiều sản phẩm bình dân, giá rẻ.

Chính vì vậy, vấn đề cốt lõi để tháo gỡ khó khăn cho thị trường là phải khắc phục sự lệch pha “cung – cầu”, điều chỉnh cơ cấu hàng hóa một cách hợp lý để sản phẩm bất động sản đến được với mọi đối tượng, phù hợp với nhu cầu thực và khả năng thanh toán thực của thị trường. Từ đó, Bộ Xây dựng đã đề xuất một nhóm giải pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn cho thị trường gắn với thực hiện Chiến lược nhà ở quốc gia, đặc biệt là nhà ở xã hội, được Chính phủ cụ thể hóa tại NQ 02 năm 2013 và NQ 61 năm 2014 của Chính phủ.

Theo đó, đồng thời với việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, đã tiến hành rà soát phân loại các dự án bất động sản trên phạm vi cả nước, thực hiện chuyển đổi nhiều dự án nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội, điều chỉnh cơ cấu căn hộ các dự án nhà ở thương mại (chia nhỏ căn hộ) cho phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường; miễn giảm tiền sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT đối với các doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội; đặc biệt, Chính phủ đã giành gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi dành cho doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội và người dân vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá bán thấp...

Chính nhờ các giải pháp đồng bộ đó, thị trường BĐS đã phục hồi tích cực. Lượng giao dịch thành công liên tục tăng, bắt đầu từ phân khúc sản phẩm trung bình và thấp, lan dần sang khu vực sản phẩm trung và cao cấp. Lượng giao dịch thành công năm 2014 tại Hà Nội tăng gần 2 lần, tại Tp.HCM tăng gần 1,3 lần so với năm 2013. Trong 11 tháng năm 2015, tại Hà Nội có khoảng 17.750 giao dịch thành công, tại TP. HCM có khoảng 17.050 giao dịch thành công (tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ 2014).

Tồn kho bất động sản đến tháng 10/2015 đã giảm 56.286 tỷ đồng (giảm 56,21%) so với quý I/2013. Giá nhà ở được kéo về sát với giá trị thực và tương đối ổn định, trong đó có khu vực đã giảm tới 30% so với thời kỳ sốt nóng năm 2010, giúp người mua được hưởng lợi. Cơ cấu hàng hóa bất động sản được điều chỉnh hợp lý hơn, cả nước đã có 62 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội với quy mô xây dựng khoảng 41.769 căn hộ, 88 dự án đăng ký điều chỉnh giảm diện tích căn hộ (từ 36.113 căn, tăng lên thành 49.199 căn) cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Đặc biệt, với gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, đã giúp cho hàng chục ngàn hộ người nghèo, người thu nhập thấp được cải thiện nhà ở.

Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cũng khẳng định rằng trên thực tế, sản phẩm nhà ở xã hội vẫn còn thiếu rất nhiều so với nhu cầu, trong khi vẫn còn đó nhiều lực cản như: Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội; quy định giành 20% quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại để đầu tư phát triển nhà ở xã hội ở một số nơi chưa được thực hiện nghiêm túc; nguồn vốn trung và dài hạn cho phát triển nhà ở xã hội còn thiếu...

Gia Khang

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên