Xét xử phúc thẩm vụ “kỳ án” 194 phố Huế, Hà Nội
Sáng 18/9, Tòa phúc thẩm TAND tối cao, tại Hà Nội đã kết thúc phiên tòa hình sự phúc thẩm xét xử vụ “kỳ án” xảy ra tại 194 phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Lại hoãn phúc thẩm ‘kỳ án 194 Phố Huế’
- 16-09-2015Thủ quỹ mang hơn chục tỷ của phòng giao dịch cho vay lãi
- 15-09-2015Quảng Bình: Bắt giám đốc phát hành hoá đơn trái phép
- 15-09-2015Trả hồ sơ điều tra lại vụ lừa đảo tại Công ty Tâm Mặt Trời
- 15-01-2015Đang xét xử vụ lừa đảo lớn nhất miền Tây Nam bộ
Phiên tòa này được mở theo đơn kháng cáo kêu oan của bị cáo Trịnh Ngọc Chung, SN 1959, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng, và kháng cáo của bị hại đề nghị tăng nặng hình phạt đối với bị cáo. Thẩm phán Đinh Quang Sơn làm Chủ tọa phiên toà phúc thẩm này.
Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm vụ án này, đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố đề nghị mức án từ 5 - 6 năm tù giam đối với bị cáo Chung, đồng thời bị cáo Chung phải bồi thường số tiền hơn 6,6 tỷ đồng cho phía bị hại là gia đình 194 phố Huế. Nhưng HĐXX sơ thẩm chỉ tuyên phạt bị cáo Chung 30 tháng tù (án treo) về tội ra quyết định trái pháp luật và tuyên tách phần bồi thường thiệt hại dân sự thành một vụ án khác, nếu gia đình 194 phố Huế có yêu cầu.
Theo bản án sơ thẩm, ngày 20/12/ 2007, TAND TP Hà Nội có Quyết định số 143/2007 công nhận sự thỏa thuận của các đương sự với nội dung: Công ty Bắc Sơn do anh Hoàng Ngọc Minh làm Giám đốc xác nhận còn nợ Ngân hàng Công thương Việt Nam - chi nhánh Cầu Giấy tổng số tiền cả gốc và lãi hơn 25 tỷ 500 triệu đồng. Công ty Bắc Sơn cam kết trả ngân hàng số tiền gốc 15 tỷ đồng trong ba tháng. Trong trường hợp Công ty Bắc Sơn không trả được nợ gốc thì Ngân hàng Công thương Việt Nam có quyền xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật.
Đầu năm 2009, Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội ra quyết định số 179 ủy thác cho Chi cục Thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng thi hành Quyết định số 143/2007. Cùng ngày, bị cáo Chung đã ký Quyết định số 03 buộc Công ty Bắc Sơn phải thi hành khoản nợ trên và bị cáo Chung trực tiếp tổ chức thi hành quyết định này. Nguyện vọng của anh Minh và những người có quyền, nghĩa vụ liên quan là muốn thi hành Quyết định số 143/2007 bằng khối tài sản tại xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội nhưng không được chấp thuận.
Ngày 24/8/2009, Công ty cổ phần bán đấu giá Hà Nội tiến hành bán đấu giá nhà 194 phố Huế với giá hơn 31 tỷ 500 triệu đồng. Người trúng thầu giá là ông Đặng Văn Thoán, ở quận Đống Đa, Hà Nội. Ông Thoán đã nộp đủ số tiền trên vào tài khoản của Công ty cổ phần bán đấu giá Hà Nội, đơn vị nhận tiền là Chi cục Thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng.
Trước sự việc trên, Viện trưởng Viện KSND tối cao đã ra kháng nghị Quyết định số 143/2007 của TAND TP Hà Nội, yêu cầu tạm đình chỉ thi hành quyết định này chờ kết quả xét xử Giám đốc thẩm của TAND tối cao. Tháng 12/ 2010, TAND tối cao ra quyết định Giám đốc thẩm tuyên hủy Quyết định số 143/2007 của TAND TP Hà Nội, yêu cầu xét xử lại sự vụ này theo trình tự sơ thẩm.
Quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác định, hồ sơ thi hành án đối với nhà 194 phố Huế vi phạm về thủ tục, khi bị cáo Chung đã chỉ đạo hai thư là Trịnh Thị Thuý Hạnh và Đoàn Thị Thu Trang viết thêm các nội dung không đúng liên quan đến việc bán nhà 194 phố Huế để thi hành án.
Trên thực tế, anh Minh và những người có quyền, nghĩa vụ liên quan không biết nội dung đã bị viết thêm vào. Không chỉ có vậy, nội dung ghi thêm vào biên bản còn bị giả chữ viết và chữ ký của đại diện một số đơn vị hữu quan. Vì thế các thủ tục liên quan đến việc kê biên tài sản có trong hồ sơ bán đấu giá nhà 194 phố Huế không có giá trị pháp lý.
Để thực hiện việc cưỡng chế giao nhà 194 phố Huế, bị cáo Chung đã tự làm lại mẫu quyết định cưỡng chế giao nhà không đúng với mẫu mà Bộ Tư pháp ban hành, cũng không căn cứ vào bản án, quyết định… là vi phạm pháp luật. Hàng loạt vi phạm của bị cáo Chung đều mang tính cố ý, gây thiệt hại đối với gia đình anh Minh số tiền gần 6 tỷ 700 triệu đồng.
Quá trình xét xử phúc thẩm, đại diện VKSND tối cao thực hành quyền công tố nêu quan điểm “Hành vi của bị cáo Chung đã gây ra trong vụ án này và bị truy tố về tội ra quyết định trái pháp luật là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không oan”. Vì thế, vị đại diện Viện kiểm sát cho rằng, không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo kêu oan của bị cáo Chung cũng như kháng cáo tăng nặng hình phạt của bị hại đối với bị cáo.
Sau khi đưa ra quan điểm, đại diện Viện kiểm sát đề nghị HĐXX phúc thẩm giữ tuyên y án sơ thẩm. Sau khi nghị án, HĐXX phúc thẩm đã tuyên y án sơ thẩm 30 tháng tù (án treo) đối với bị cáo Trịnh Ngọc Chung về tội ra quyết định trái pháp luật. Bị cáo Chung phải chịu thời gian thử thách là 60 tháng. HĐXX giao bị cáo Chung cho chính quyền địa phương nơi cư trú có trách nhiệm quản lý, giáo dục bị cáo Chung.
Công an nhân dân