Bất kể ngày đêm, chỉ cần công ty cần là bạn liền có mặt? Hãy tỉnh táo, đừng nhầm lẫn giữa "liệt sĩ nơi công sở" với "làm tròn trách nhiệm"
Luôn đáp ứng tất cả yêu cầu của cấp trên và đồng nghiệp, trở thành "kẻ vạn năng" ở văn phòng, nhưng sau khi trở về nhà, tôi chỉ thấy trống rỗng, hoang mang trước giá trị và mục tiêu của chính mình.
- 08-02-2021Tỷ phú giàu thứ 2 thế giới Elon Musk tiết lộ cách đặc biệt để nuôi dạy 6 người con
- 05-02-2021Nỗi ám ảnh của giới nhân viên công nghệ ở Trung Quốc: Lương cao nhưng việc nặng, áp lực đến... chết, "ở ngoài muốn vào, ở trong chỉ muốn thoát ra"
- 02-02-2021Bí mật "điên rồ" về loại cá đắt nhất thế giới, thậm chí cao hơn cả xe Ferrari: Có thật sự "hộ mệnh" cho việc kinh doanh, đem lại sự giàu không?
- 20-01-2021Tất cả chúng ta đều phải chịu nỗi đau khi rèn luyện, nhưng kỷ luật nặng 1 cân còn hối tiếc nặng hàng tấn: Đừng tìm cách làm ít hơn, hãy tập trung vào thứ hiệu quả hơn
- 17-01-2021Nỗi hối tiếc lớn nhất của một nhân viên làm thuê: Đi làm không để lấy lương, mà là kiếm đủ tiền đề không phải bận tâm về cuộc sống
Các giá trị sống luôn có khả năng khích lệ tốt hơn tiền bạc
Dan Ariely, giáo sư tâm lý học và kinh tế học hành vi tại Đại học Duke, Hoa Kỳ, cho biết: "Mọi người luôn nghĩ các nhân viên tại nơi làm việc cũng giống như đám chuột trong mê cung, sẽ chấp nhận làm tất cả mọi thứ chỉ cần bạn cho họ pho-mát (tiền)."
Trên thực tế, tiền bạc và hạnh phúc không phải là động lực chính thúc đẩy con người lao động. "Không ngừng phát triển và hướng tới một mục tiêu nhất định trong cuộc sống" mới là điều thực sự đang khiến mọi người kiên trì làm việc ngày này qua ngày khác. "
Ví dụ như với việc leo núi, khi bắt đầu đọc tiểu sử của những người leo núi, chúng tôi nghĩ rằng mình sẽ thấy rất nhiều niềm vui, nhưng thực ra trong đó là rất nhiều nỗi đau, khó khăn và vất vả.
Nếu "hạnh phúc khi lên đỉnh núi" là động lực của những người leo núi, tôi tin rằng sau khi xuống núi, họ sẽ không muốn leo núi nữa, vì rõ là niềm vui khi nằm phơi nắng và uống nước quả trên bãi biển dễ có được hơn nhiều.
Động cơ thực sự để con người ta làm việc và tiến lên là "tạo ra một kết nối có ý nghĩa với mục tiêu của cuộc sống cá nhân." Khi bạn ý thức được mục tiêu sống của mình, nó sẽ tự động khiến bạn thức dậy mỗi sáng, rời khỏi giường và thực hiện nó.
Bạn là người chủ động làm việc có trách nhiệm, hay chỉ là "liệt sĩ nơi công sở" chờ được khẳng định?
Ellen là chuyên viên phòng nhân sự của một thương hiệu làm đẹp quốc tế, cô khéo léo và có tinh thần trách nhiệm, làm gì cũng phải làm đến cùng. Thế là nếu đồng nghiệp của cô gặp phải những việc họ không làm được (hoặc không muốn làm), họ sẽ nghĩ đến cô ấy.
Ban đầu Ellen rất sẵn lòng giúp đỡ, thế là mọi người dần quen với điều đó. Những lời nhờ vả dần nhiều thêm, khiến Ellen phải tạm gác công việc trong tay để giúp đỡ, công việc tích lũy lại và thời gian làm việc tăng lên. Nhưng dù đã rất mệt mỏi và áp lực, những lời tán dương và đánh giá tích cực từ mọi người vẫn khiến Ellen không thể từ chối khi họ nhờ vả, chỉ đành âm thầm chịu đựng, kiên trì cố gắng hoàn thành tất cả.
Làm sao để phân biệt "Người có trách nhiệm trong công việc" và "Liệt sĩ nơi công sở"?
Hãy tham khảo các dấu hiệu sau đây:
Người có trách nhiệm:
1. Có kỳ vọng rõ ràng về lộ trình phát triển.
2. Có kế hoạch cụ thể để thực hiện các kỳ vọng.
3. Hỗ trợ người khác khi có thừa năng lượng và thời gian.
4. Khi gặp khó khăn thách thức thì sẵn sàng trao đổi, điều chỉnh bản thân để hợp tác hiệu quả hơn.
5. Trước khi dự án bắt đầu, sẽ suy nghĩ về kế hoạch hợp tác và thảo luận với nhóm.
Liệt sĩ nơi công sở
1. Mọi người gọi cho tôi nếu họ có thắc mắc, họ rất coi trọng tôi.
2. Không ai khác trong văn phòng có thể làm những việc đó.
3. Tôi phải là người đầu tiên đến và người cuối cùng rời đi.
4. Chỉ cần bạn làm việc chăm chỉ, bạn sẽ được coi trọng và khẳng định.
5. Không được nghỉ ngơi.
Lisa Orbé-Austin, một bác sĩ tâm thần ở New York, người tập trung vào nghiên cứu và tham vấn nghề nghiệp, đã chỉ ra rằng những người trở thành "liệt sĩ" nơi công sở thường mắc phải "Hội chứng kẻ giả mạo" (impostor syndrome). Họ cảm thấy được coi trọng khi mọi người liên tục tìm đến họ, và chỉ cảm thấy thỏa mãn nhờ sự khen ngợi của người khác. Xu hướng này khiến cảm nhận về năng lực bản thân, mục tiêu sống và làm việc của họ trở nên mơ hồ, khiến họ dễ rơi vào cái bẫy làm việc quá sức nhưng vẫn không thể phát triển được. Dần dà, sau khi họ đã giậm chân tại chỗ quá lâu, sự đánh giá từ bên ngoài là cách duy nhất để họ nhận định bản thân, hay nói cách khác, họ trở nên yếu thế và mong manh hơn.
Vì vậy, hãy làm rõ trạng thái hiện tại của bản thân, đồng thời tìm ra vấn đề và nhanh chóng khắc phục nó, đừng để mình rơi vào cảnh "liệt sĩ" nơi công sở bạn nhé!
Doanh nghiệp và tiếp thị