MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bất luận là nam hay nữ, nếu thấy cơ thể có 3 dấu hiệu bất thường này nghĩa là axit uric quá cao, cần phải cảnh giác!

25-02-2020 - 09:47 AM | Sống

Axit uric là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh gút. Vậy nên nhận biết 3 bất thường này để đi khám sớm là việc cần phải ưu tiên hàng đầu.

Axit uric được các chuyên gia biết đến là một chất thừa, một cặn bã từ sản phẩm chuyển hóa của chất đạm có nhân purin trong cơ thể. Thông thường axit uric được thận đào thải ra thông qua nước tiểu, nhưng do nhiều người ăn quá nhiều chất đạm và uống bia rượu vô độ khiến axit uric tăng cao, để rồi lắng đọng trong cơ thể.

Ngoài ra, việc chức năng thận suy giảm cũng là một nguyên nhân khiến lượng axit uric trong máu tăng cao. Trong hầu hết các trường hợp, các dấu hiệu cảnh báo axit uric cao thường không rõ ràng và chỉ được phát hiện khi bệnh trở nặng. Vậy nên theo y học cổ truyền Trung Quốc, nếu trong cơ thể bắt đầu có 3 bất thường này thì phải đi khám sớm:

1. Ngứa râm ran cả người

Bất luận là nam hay nữ, nếu thấy cơ thể có 3 dấu hiệu bất thường này nghĩa là axit uric quá cao, cần phải cảnh giác! - Ảnh 1.

Cảm giác ngứa râm ran này sẽ khiến người bệnh luôn khó chịu và mệt mỏi cả ngày.

Loại ngứa này rất dễ nhận biết bởi chúng làm cả cơ thể khó chịu cả ngày trời. Đặc biệt nó sẽ trở nặng vào ban đêm, nhất là khi đi ngủ. Ngoài ra, triệu chứng này cũng có thể đi kèm với đau đầu, nặng đầu, mệt mỏi, chán ăn cùng các biểu hiện khác. Khi có dấu hiệu này, mọi người cần phải cảnh giác với nồng độ axit uric đã "vượt qua tiêu chuẩn" và phải đi khám ngay lập tức để điều trị bệnh gút.

2. Đi tiểu bất thường, tiểu ra máu

Sự xuất hiện của bệnh gút có sự liên quan mật thiết đến axit uric và việc bài tiết axit uric. Cụ thể, khi nồng độ axit uric quá cao thì nó sẽ tăng gánh nặng cho thận và thậm chí là hỏng chức năng thận, từ đó ảnh hưởng đến việc đi tiểu.

Bất luận là nam hay nữ, nếu thấy cơ thể có 3 dấu hiệu bất thường này nghĩa là axit uric quá cao, cần phải cảnh giác! - Ảnh 2.

Nước tiểu sẫm màu đi và có bọt thì ắt hẳn axit uric trong máu đang rất cao rồi đấy.

Nếu tần suất bạn đi tiểu đột ngột trở nên bất thường, hay nước tiểu dần chuyển sang màu sẫm như trà và có bọt thì ắt hẳn, lượng axit uric trong cơ thể đang quá cao rồi. Nguy hiểm hơn, nếu axit uric không được thải ra hết trong thận sẽ tạo điều kiện cho sỏi thận, tiểu ra máu cùng vô vàn các bệnh khác.

3. Đường huyết tăng mạnh

Khi axit uric trong cơ thể nhiều lên, nó sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của insulin và khiến lượng đường trong máu tăng bất thường. Theo một nghiên cứu tại Mỹ đã chứng minh, mỗi lần tăng 60μmol/l nồng độ axit uric trong máu thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng tăng lên khoảng 18%. Do vậy, một khi đường huyết trong máu tăng mạnh thì cần phải cảnh giác hơn, bởi lúc này cơ thể đang có nguy cơ mắc 2 bệnh nguy hiểm cùng một lúc.

Bất luận là nam hay nữ, cơ thể cứ có 3 bất thường này thì chứng tỏ axit uric đang rất cao, không cẩn trọng thì sớm muộn gì cũng bị gút - Ảnh 3.

Tốt nhất là không được để cơ thể rơi vào tình trạng axit uric vượt quá ngưỡng. Bởi tới khi mắc bệnh gút thì không còn cách nào chữa khỏi được nữa. Bắt đầu từ bây giờ, mỗi người đều nên có ý thức phòng bệnh bằng cách làm theo công thức "tránh 2 làm 5" như sau:

Tránh 2 điều

- Tránh uống bia rượu: Chúng có thể thúc đẩy cơ thể hấp thụ purine nhiều hơn, khiến nồng độ axit uric trong máu lẫn bệnh gút trở nên xấu hơn nếu kết hợp chung với các thực phẩm chứa nhiều purine khác.

- Tránh ăn nội tạng động vật: Các loại thực phẩm như này thường chứa nhiều độc tố và kim loại nặng nên không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, nội tạng động vật cũng chứa purine cao và chỉ khiến axit uric tăng mạnh thêm mà thôi.

Làm 5 điều

- Uống nhiều nước lọc: Nước có thể thúc đẩy lưu thông máu và làm loãng axit uric, lẫn việc giảm khả năng kết tinh axit uric trong máu. Mặt khác, uống nhiều nước có thể làm tăng lượng nước tiểu nhằm thúc đẩy bài tiết axit uric ra ngoài cơ thể.

- Uống nước chè tươi: Y học Trung Quốc tin rằng, lá chè tươi có khả năng thúc đẩy cơ thể đào thải axit uric ra nước tiểu rất tốt. Ngoài ra, nó cũng làm giảm số lượng lẫn tần suất của cơn đau bệnh gút.

- Không nhịn tiểu: Hễ cứ buồn tiểu là phải đi ngay, bởi nếu nhịn sẽ làm cho axit uric tích tụ lại ở thận và làm tăng nguy cơ suy thận mãn tính.

- Ngồi ít, vận động nhiều: Ngồi quá nhiều sẽ khiến cơ thể khó bài tiết axit uric, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và bệnh gút. Chính vì vậy hãy cố gắng vận động và tập thể dục nhiều hơn.

- Không thức khuya: Mất ngủ, thiếu ngủ và thức khuya sẽ làm rối loạn nội tiết trong cơ thể, khiến quá trình chuyển hóa purine bị mất cân bằng làm axit uric tồn đọng lại, từ đó gây ra bệnh gút.

Theo Aboluowang

Theo Minh Võ

Báo Dân sinh

Trở lên trên