Bất mãn rồi sinh ra hận công ty, người đàn ông được đồng nghiệp hiến kế báo thù, không ngờ nửa năm sau được thăng chức
Không hiểu người đồng nghiệp đã hiến kế gì mà lại khiến kết quả đảo lộn đến mức khó hiểu đến như vậy.
- 06-11-2020Đàn ông tốt thường hội tụ 7 tiêu chuẩn này, cánh mày râu hãy xem mình đã đạt được bao nhiêu trong số đó!
- 06-11-2020Đang tắm nước nóng mà bước ra không khí lạnh, người đàn ông Mỹ suýt chết do sốc phản vệ
- 05-11-2020Người đàn ông bật khóc xin đi nhờ xe về với vợ con ở Trà Leng: "Lúc đó tiền không quan trọng, vợ con mới quan trọng nhất thế giới"
1. Báo thù công ty
A than vãn với B: "Tôi hận cái công ty này, tôi muốn rời khỏi đây!"
B thấy vậy liền khuyên: "Tôi giơ hai tay ủng hộ anh phục thù. Nhưng phải phục thù sao cho ngầu. Nếu anh rời khỏi công ty bây giờ, tôi nghĩ đó không phải là thời cơ tốt nhất."
A thắc mắc: "Tại sao vậy?"
B nói: "Nếu như bây giờ anh ra đi, đối với công ty tổn thất chẳng là bao. Anh nên nhân cơ hội vẫn còn ở công ty, nỗ lực kéo khách hàng về phía mình, trở thành một người có thể làm việc độc lập, sau đó rời bỏ công ty đồng thời kéo những khách hàng kia đi theo, như vậy thì công ty không phải là đã bị thiệt hại một khoản lớn hay sao, chẳng phải là có thể ép công ty vào thế bị động hay sao!"
A thấy lời nói của B vô cùng có lý nên đã nỗ lực làm việc, dần dần sau nửa năm nỗ lực, anh ấy đã chiếm được lòng tin của hầu hết những khách hàng trung thành.
Lúc này, B mới hỏi A: "Bây giờ là cơ hội tốt để cậu có thể rời khỏi công ty!"
A thản nhiên trả lời: "Tổng giám đốc đã nói chuyện qua với tôi, ông ấy chuẩn bị sẽ thăng chức cho tôi lên thành trợ lý tổng giám đốc nên tôi tạm thời không có dự định để rời khỏi công ty nữa."
Thật ra, việc này B đã đoán được ngay từ đầu và cố tình công kích để giúp bạn mình.
Lời bình
Thật ra trong công việc, chỉ khi cống hiến nhiều hơn những gì bạn nhận được, bạn mới khiến cho ông chủ nhìn thấy năng lực của bạn lớn hơn vị trí hiện tại, từ đó mới trao cho bạn nhiều cơ hội hơn.
2. Vận mệnh
Một lần, tôi có tham dự buổi tiệc của một người bạn được xem là khá thành công trong sự nghiệp. Trong lúc tán ngẫu, chúng tôi có có nhắc đến 2 chữ "vận mệnh". Tôi hỏi người bạn của mình: "Trên thế gian này, rốt cuộc có cái gọi là vận mệnh hay không?"
Cậu bạn trả lời: "Đương nhiên là có rồi".
Tôi lại hỏi: "Thế vận mệnh rốt cuộc là cái gì? Cuộc sống của chúng ta nếu đã do vận mệnh quết định thì chúng ta phấu đấu, nỗ lực còn có tác dụng gì?"
Bạn tôi không trả lời câu hỏi của tôi mà chỉ cười và nắm lấy tay trái của tôi rồi nói muốn xem chỉ tay, giúp tôi xem mệnh.
Đầu tiên, cậu ta xem cho tôi đường đời, đường tình duyên, đường công danh. Đột nhiên bạn tôi thốt lên, bắt tôi duỗi tay ra rồi làm một động tác. Động tác ấy chính là giơ tay trái lên, từ từ nắm lại, nắm đấm mỗi lúc một chặt.
Cuối cùng, cậu ta hỏi tôi: "Nắm chặt chưa?"
Tôi có chút mơ hồ đáp: "Nắm chặt rồi".
Bạn tôi lại hỏi: "Những đường chỉ tay ở vị trí nào?"
Tôi đáp như một cái máy: "Trong lòng bàn tay tôi chứ đâu!"
Cậu bạn tiếp tục hỏi: "Xin hỏi, vận mệnh nằm ở đâu?"
Tôi bỗng giác ngộ: "Vận mệnh nằm trong chính bàn tay của tôi!"
Rồi cậu ta điềm tĩnh giải thích cho tôi nghe: "Bất luận người khác nói cậu như thế nào, bất luận là thầy bói phán bạn ra sao, hãy nhớ rằng ‘vận mệnh’ nằm trong chính lòng bàn tay của chúng ta chứ không phải là nằm trên miệng của người khác! Đó mới chính là ‘vận mệnh’.
Đương nhiên, cậu hãy tự xem nắm tay của cậu, bạn sẽ phát hiện ra có một phần đường chỉ tay bị lộ ra ngoài, không được nằm lọt trong lòng bàn tay, điều đó nói lên điều gì?
Vận mệnh phần lớn nằm trong lòng bàn tay của chúng ta, nhưng vẫn còn một phần nhỏ nằm trong lòng bàn tay của ông Trời. Tự cổ chí kim, tất cả những người có được thành công đều là nhờ nỗ lực phấn đấu cả một đời để đạt được.
3. Sức ảnh hưởng
Trần A Thổ là một bác nông dân người Đài Loan, từ nhỏ đến lớn chưa bao giờ đi xa. Tiền dành dụm được cả nửa đời người, cuối cùng bác đem dùng cho một chuyến du lịch nước ngoài.
Mọi thứ ở nước ngoài đối với bác cái gì cũng mới lạ. Đáng nói là bác lại tham gia vào một đoàn du lịch xa xỉ, mỗi người ở trong một căn phòng riêng. Và mọi thứ ở đó lại càng làm cho bác thấy mới lạ.
Buổi sáng, lúc phục vụ gõ cửa đem đồ ăn lên vui vẻ chào: "Goodmorning Sir!", bác Trần A Thổ ngây người ra một lúc, tự hỏi: "Người đó nói gì vậy nhỉ".
Rồi bác nghĩ rằng ở quê mình, mỗi lần gặp người lạ điều đầu tiên được hỏi sẽ là bạn tên gì, nghĩ đến đây, bác hồn nhiên nói với người phục vụ: "Tôi tên là Trần A Thổ".
Liên tiếp ba ngày liền, đều là người phục vụ đó đến gõ cửa và chào: "Goodmorning Sir!" Bác Trần A Thổ thấy vậy vô cùng tức giận đáp: "Tôi tên là Trần A Thổ".
Rồi bác nghĩ: "Người phục vụ này dốt quá, ngày nào cũng hỏi tên của mình, mình đã nói cho anh ta rồi mà anh ta không nhớ nổi, thật là phiền phức."
Cuối cùng, bác ta không chịu nổi nữa liền đi hỏi hướng dẫn viên du lịch "Goodmoring Sir!" ghĩa là gì.
Sau khi hướng dẫn viên du lịch giải thích, bác ấy thốt lên rằng: "Trời ơi, mất mặt quá đi mất!". Về phòng bác luyện tập đi luyện tập lại câu "Goodmorning Sir!" để tiện đối đáp lại với người phục vụ.
Lại một buổi sáng đẹp trời, người phục vụ vẫn như thường lệ tới gõ cửa phòng. Vừa mở cửa phòng, Trần A Thổ liền hí hửng lớn tiếng chào: "Goodmoring Sir!" và cũng đúng lúc đó người phục vụ liền đáp lại: "Tôi là Trần A Thổ".
Lời bình
Câu chuyện này muốn nói với chúng ta rằng, giữa con người giao tiếp với nhau thường là sự trao đổi giữa ý chí với ý chí.
Nếu không phải là bạn ảnh hưởng đến người đó thì sẽ là người đó ảnh hưởng bạn. Chúng ta muốn thành công, nhất định phải xây dựng, bồi dưỡng thêm sức ảnh hưởng của bản thân, chỉ những ai có sức ảnh hưởng lớn mới có thể trở thành người mạnh nhất.
Chỉ những ai có sức ảnh hưởng lớn mới có thể trở thành người mạnh nhất. Ảnh minh họa.
4. Giá trị không cần thể hiện bằng lời
Từng có một sứ giả của một nước nhỏ đến một nước lớn nhằm mục đích cống nạp cho Hoàng đế nước đó ba bức tượng bằng đồng giống hệt nhau. Việc này khiến cho vị Hoàng đế vô cùng vui mừng, phấn khích.
Dù là đến từ một nước nhỏ nhưng người này lại rất bạo dạn, dám đưa ra cho Hoàng đế một câu hỏi: "Xin hỏi Hoàng Đế, trong ba bức tượng này, cái nào là có giá trị nhất?"
Hoàng đế nghĩ rất nhiều phương pháp, còn mời đến thợ kim hoàn đến cân trọng lượng, xem gia công thì đều là giống nhau y hệt. Vậy phải làm sao?
Sứ giả vẫn đang đợi câu trả lời để quay trở về báo cáo.
Đường đường là vua một nước lớn, không thể đến một chuyện nhỏ như vậy mà cũng không biết. Về sau, có một vị đại thần đã thoái chức nghĩ ra một cách.
Hoàng đế liền diện kiến sứ giả đến chầu triều. Tại buổi chầu, vị đại thần đầy tự tin cầm ba ống hút rơm, lấy một ống hút xuyên vào tai của một pho tượng thứ nhất thì thấy ống hút rơm xuyên được qua tai bên kia của pho tượng.
Ống hút rơm tiếp theo thì rơi ra từ miệng của pho tượng thứ hai. Đến pho tượng thứ ba thì ống hút rơm vừa đút vào đã rơi vào trong bụng pho tượng đến một âm thanh cũng không phát ra.
Vị đại thần nói: "Pho tượng thứ ba này là có giá trị nhất! Sứ giả không nói gì, âm thầm gật đầu, đó chính là đáp án chính xác."
Lời bình
Câu chuyện này muốn nói với chúng ta rằng, không nhất thiết cứ phải nói ra mới thể hiện được giá trị bản thân. Ông trời cho chúng ta hai tai và một cái miệng vốn dĩ là muốn chúng ta nghe nhiều hơn nói ít đi. Biết lắng nghe mới là tố chất cơ bản nhất của người trưởng thành.
Pháp luật và Bạn đọc