MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bất ngờ về mối quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam

Có tới gần 90% doanh nghiệp Việt quan tâm đến việc mở rộng sang thị trường nước ngoài, trong đó Đông Nam Á là điểm đến hàng đầu 3 năm tới.

Đây là kết quả vừa được Ngân hàng UOB Việt Nam công bố trong bản Nghiên cứu Triển vọng Doanh nghiệp năm 2024, ngày 16-7.

Theo đó, UOB đã khảo sát hơn 4.000 doanh nghiệp (gồm doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ) tại 7 thị trường trọng điểm trên khắp ASEAN và Trung Quốc, trong đó có 525 doanh nghiệp tại Việt Nam. Kết quả cho thấy hầu hết doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn lạc quan về môi trường kinh doanh hiện tại. Đáng chú ý, gần 90% doanh nghiệp Việt Nam bày tỏ sự quan tâm đến việc mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, trong đó ASEAN là thị trường hàng đầu mà các doanh nghiệp nhắm đến để mở rộng kinh doanh trong 3 năm tới (tính đến năm 2026).

"Khoảng 60% doanh nghiệp được khảo sát tại Việt Nam cho biết động lực hàng đầu của họ cho việc mở rộng kinh doanh ra nước ngoài là để tăng doanh thu. Các nền tảng thương mại kỹ thuật số xuyên biên giới là một phương tiện phổ biến để mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, với hơn 9 trên 10 doanh nghiệp quan tâm đến việc sử dụng kênh này" - báo cáo nêu rõ. 

Bất ngờ về mối quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam- Ảnh 1.

Theo khảo sát của UOB, gần 90% doanh nghiệp Việt Nam bày tỏ sự quan tâm đến việc mở rộng kinh doanh ra nước ngoài

Khi nhìn vào các khu vực mà các doanh nghiệp Việt Nam đang nhắm tới cho việc đầu tư ra nước ngoài trong 3 năm tới, ASEAN là lựa chọn hàng đầu, với gần 7 trên 10 doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh ra khu vực này. Trung Quốc đại lục là thị trường trọng điểm thứ hai, với 37% doanh nghiệp muốn đầu tư vào quốc gia này.

Trong ASEAN, Thái Lan là quốc gia quan trọng nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam muốn đầu tư vào, tiếp theo là Singapore, Malaysia và Indonesia.

Bất ngờ về mối quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam- Ảnh 2.

Các chuyên gia của UOB trao đổi về triển vọng kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2024, và cho rằng kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP 6-6,5% cho cả năm nay

Liên quan đến các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt, ông Suan Teck Kin, Giám đốc Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Tập đoàn UOB, nhận định sau mức tăng trưởng GDP yếu và thương mại quốc tế sụt giảm đáng kể vào năm 2023, việc các doanh nghiệp và cả người tiêu dùng ngần ngại vay vốn để đầu tư và chi tiêu là dễ hiểu.

"Khi dữ liệu được cải thiện đáng kể trong 6 tháng đầu năm 2024 và kỳ vọng về những mức tăng tiếp theo, niềm tin có thể sẽ quay trở lại. Điều này có thể dẫn đến việc sẵn sàng đi vay nhiều hơn trong nửa cuối năm, mặc dù mức độ sẽ phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh mạnh mẽ như thế nào" – ông Suan Teck Kin nói.


Theo Thái Phương, Ảnh: Bình An

Người lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên