Bất ngờ vì sự hi sinh của cha mẹ dành cho thế hệ tương lai: Phụ huynh ở đâu "chịu chi" nhất cho việc học tập của con cái?
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập mạnh mẽ, đầu tư vào giáo dục được xem là chìa khóa để xây dựng đội ngũ nhân lực có trí tuệ, nâng cao tính cạnh tranh của mỗi cá nhân trên thị trường lao động. Thấu hiểu điều này, các bậc cha mẹ trên toàn cầu cũng như ở Việt Nam đều có một mối lo âu về chất lượng và chi phí giáo dục cho con cái. Đa số phụ huynh sẵn sàng đầu tư rất nhiều cho "thế hệ tương lai".
- 29-06-2017Giàu "nứt đố đổ vách" cha mẹ vẫn cho con đi làm kiếm từng đồng bạc lẻ
- 26-06-2017Cô gái kiện cha mẹ vì đăng 500 bức ảnh thời thơ ấu của mình lên Facebook
- 14-06-2017Mark Zuckerberg: "Tài chính gia đình ở mức an toàn nhưng tôi có sự hỗ trợ hết mình từ cha mẹ để đạt thành công"
- 10-06-2017Lời khuyên của triệu phú Mỹ: Hãy làm bất cứ công việc nào có thể, đừng "ăn bám" cha mẹ nữa
- 20-04-2017Cuộc đời vất vưởng của thế hệ "ăn bám" cha mẹ tại Nhật Bản
Theo báo cáo mới được công bố với tên gọi "Không ngừng vươn cao", thuộc chuỗi khảo sát "Giá trị của giáo dục" được thực hiện hàng năm của tập đoàn HSBC, trung bình các bậc cha mẹ toàn cầu chi 44.221 USD cho việc học tập của con cái từ bậc tiểu học đến hết đại học. Trong đó, 87% các bậc cha mẹ cho biết, họ chịu trách nhiệm về ngân sách học tập của con cái, 76% dự kiến tiếp tục cung cấp tài chính cho chương trình sau đại học của con... Hầu hết các bậc cha mẹ dùng thu nhập của họ để trang trải các chi phí học tập của con cái và 82% họ sẵn sàng hi sinh các ưu tiên cá nhân để giúp con thành tài.
Phụ huynh nước nào "chịu chi" nhất cho việc học tập của con cái?
Theo khảo sát đối với 8.400 bậc cha mẹ ở 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, các phụ huynh Hong Kong (với mức chi 132.161USD), Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (99.378USD) và Singapore (70.939USD) là những người phải chi trả nhiều nhất cho các khoản mục liên quan đến giáo dục cho con cái, bao gồm học phí, tài liệu, chi phí đi lại và sinh hoạt.
78% phụ huynh nghĩ rằng tấm bằng sau đại học có ý nghĩa quan trọng giúp con họ kiếm được việc làm tốt
Cứ 10 người làm cha mẹ thì có 9 người cân nhắc chương trình đào tạo sau đại học cho con mình, 76% trong số đó có kế hoạch chi trả tài chính cho việc học sau đại học của con. Trung Quốc (91%), Indonesia (91%) và Mexico (90%) là những quốc gia có phụ huynh đánh giá cao nhất về vai trò của tấm bằng đại học đối với triển vọng nghề nghiệp của con cái. Cũng theo đó, các ngành học họ quan tâm nhiều nhất là y dược (13%), kinh doanh, quản trị và tài chính (11%), kỹ sư (10%).
Cha mẹ ở Châu Á rất lạc quan về triển vọng thành đạt của con
Trung bình 75% phụ huynh trên thế giới tin tưởng vào khả năng thành công của con cái họ. Con số này ở Ấn Độ là 87%, Trung Quốc là 84%. Ngược lại, các bậc phụ huynh ở Pháp tỏ ra khá thận trọng khi chỉ có 42% tự tin rằng con cái họ có tương lai tươi sáng.
Đa số các bậc phụ huynh sẵn sàng hỗ trợ để con cái thăng tiến trong sự nghiệp
3/4 các bậc cha mẹ (74%) đang dùng thu nhập hàng ngày của họ để lo chi phí học tập cho con cái họ. Khoảng 22% thừa nhận, họ không biết phải lo liệu bao nhiêu tiền mỗi năm. Nhiều người sẵn sàng cắt giảm các chi phí giải trí (40%), làm thêm giờ (21%), tiết kiệm và đầu tư ít hơn (20%), nhận thêm công việc phụ (18%) để lo chi phí cho việc học tập của con cái.
82% phụ huynh khẳng định, sẵn sàng hy sinh các ưu tiên của cá nhân để giúp con cái họ thành đạt.
Người Trung Quốc lo cho việc học tập của con cái chu đáo nhất
55% người làm cha mẹ ở Trung Quốc cho biết họ chuẩn bị tài chính cho việc học tập của con cái thông qua hình thức tiết kiệm, đầu tư và bảo hiểm. Khoảng 43% phụ huynh Trung Quốc đã có sẵn kế hoạch tiết kiệm cụ thể dành riêng để đầu tư giáo dục cho con cái. Trong khi đó, chưa đến 1/10 các phụ huynh phương Tây có kế hoạch này: Anh (5%). Australia (8%) và Mexico (8%).
Theo ông Sabbir Ahmed, Giám đốc toàn khối Dịch vụ tài chính cá nhân và quản lí tài sản, HSBC Việt Nam: "Đầu tư vào giáo dục được xem là chìa khóa để xây dựng đội ngũ nhân lực, nâng cao tính cạnh tranh của mỗi cá nhân trên thị trường lao động. Tôi quan sát thấy các bậc cha mẹ tại Việt Nam cũng có chung một mối lo âu rằng, giáo dục con cái rất tốn kem và việc thiếu một kế hoạch từ trước có thể khiến cho con họ không thể phát huy được hết tiềm năng".