Bầu trời bất ngờ xuất hiện 7 mặt trời đỏ rực như lửa khiến dân tình xôn xao: Có phải điềm báo?
Nhiều người đặt câu hỏi “Liệu rằng đây có phải điềm báo từ vũ trụ?” nhưng câu trả lời lại hoàn toàn trái ngược.
- 23-08-2024Ngoài penthouse 20 tỷ được đồn là "tổ ấm sống chung", nhà ở quê của Hoàng Thùy Linh và Đen Vâu thế nào: Phát hiện 1 điểm chung “lồ lộ”
- 21-08-2024Nhà tuyển dụng hỏi “Ai dám hôn tôi sẽ trúng tuyển”: Cả phòng đỏ mặt tía tai, 1 nam ứng viên có động thái khác lạ nhưng được tuyển ngay tại chỗ
- 20-08-2024Ai rồi cũng phải chụp ảnh cho “nóc nhà”, kể cả tỷ phú thế giới: Đính hôn 1 năm vẫn mặn nồng, dính nhau như sam
Theo những thông tin mới xuất hiện trên Weibo (mạng xã hội Trung Quốc), vừa qua, ngày 18/8, một số hình ảnh và video đã quay lại cảnh 7 mặt trời xuất hiện cùng lúc trên bầu trời.
Hiện tượng 7 mặt trời xuấ hiện trên bầu trời Trung Quốc khiến mọi người vừa tò mò, vừa thích thú.
Những hình ảnh trong video cho thấy, một mặt trời đang phát ra ánh sáng chói chang, trong khi các mặt trời còn lại tỏa sáng mờ hơn. Đây quả là một cảnh tượng thực sự hiếm thấy.
Hình ảnh bầu trời khác lạ được cho là xuất hiện tại Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Video được đăng tải đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Cư dân mạng cũng vô cùng bất ngờ với hiện tượng này. Nhiều người còn hài hước bình luận rằng hóa ra có tận 7 mặt trời cùng hiện diện nên gần đây mới có nắng nóng bất thường như vậy. Nhiều người khác lại cho rằng đây là sản phẩm được tạo ra bằng công nghệ nên bàn cãi xôn xao.
Nhiều đoạn video khác cũng đăng tải về hiện tượng khác lạ này. (Ảnh cut từ clip)
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng hiện tượng này không phải mới mẻ. Trước đó, Quảng Châu Nhật báo đưa tin, vào ngày 7/7/2023, một người đàn ông họ Tiêu ở Nghi Tân, Tứ Xuyên bất ngờ đăng tải một video quay lại cảnh hai "mặt trời" cùng xuất hiện trên bầu trời.
Vào ngày 28 tháng 2 năm 2023, một người dân ở Vận Thành, một địa cấp thị thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc đã chụp được ảnh 4 mặt trời cùng xuất hiện trên trời. Trong bức ảnh, 4 mặt trời xếp thành hàng ngang và mặt trời ở ngoài cùng bên trái là sáng nhất, các mặt trời khác thì tỏa sáng ít hơn. Vậy hiện tượng có nhiều mặt trời trên bầu trời là gì?
Hiện tượng hi hữu được khoa học gọi tên
Hiện tượng nhiều mặt trời xuất hiện cùng lúc có thể trông đầy màu sắc huyền bí, nhưng thực tế đã được giải thích rõ ràng bằng cơ sở khoa học. Theo các chuyên gia thiên văn học, đây là hiện tượng Parhelion, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp "para-helios." Hiện tượng này đã được ghi nhận trong các tài liệu từ thời cổ đại.
Theo trang SkyBrary, Parhelion là một trong những hiện tượng khí quyển độc đáo nhất. Mặc dù liên quan đến mặt trời, nó có thể được coi là hiện tượng có nguồn gốc thiên văn. Parhelion thường xuất hiện trong các điều kiện môi trường đặc biệt và chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn, đặc biệt khi các đám mây gần mặt trời có độ dày tương đối cao.
Hiện tượng nhiều mặt trời xuất hiện cùng lúc có thể trông đầy màu sắc huyền bí, nhưng thực tế đã được giải thích rõ ràng bằng cơ sở khoa học.
Parhelion (số nhiều là parhelia), còn được gọi là mặt trời giả, là một hiện tượng quang học khí quyển bao gồm một điểm sáng ở một hoặc cả hai bên của Mặt trời. Hiện tượng xuất hiện khi ánh sáng mặt trời gặp loại mây ti đặc biệt. Loại mây này có hình dạng giống sợi tơ và bông gòn, chứa các tinh thể băng đóng vai trò như những lăng kính nhỏ, khúc xạ ánh sáng mặt trời. Quá trình này làm lệch một phần tia sáng mặt trời, tạo ra các điểm sáng gọi là điểm cận nhật. Do đó, người quan sát có thể nhìn thấy một "mặt trời thứ hai" mờ hơn nằm phía sau đám mây.
Hiện tượng Parhelion không phải lúc nào cũng xảy ra. Đôi khi, mây ti chỉ xuất hiện ở một phía của mặt trời, dẫn đến việc chỉ có một điểm cận nhật hình thành, và do đó người quan sát chỉ thấy một vệt sáng đơn lẻ.
Parhelion thường xuất hiện trong các điều kiện môi trường đặc biệt và chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn, đặc biệt khi các đám mây gần mặt trời có độ dày tương đối cao.
Parhelion đôi khi xuất hiện dưới dạng một đốm sáng tròn, khiến "mặt trời thứ hai" trở nên kém rực rỡ hơn. Hiện tượng này thường xảy ra vào buổi sáng sớm hoặc lúc hoàng hôn, khi mặt trời ở gần đường chân trời, và xuất hiện chính xác ở góc 22 độ so với mặt trời do sự khúc xạ của ánh sáng.
*Nguồn: Sohu, Twitter, Weibo...