'Báu vật nước mặn' của Việt Nam được Mỹ, Trung Quốc cực ưa chuộng: xuất khẩu tăng mạnh, thu về hơn 11 triệu USD sau 10 tháng
Mặt hàng này của Việt Nam có chất lượng cao và giá cả cạnh tranh hơn so với nhiều thị trường.
- 07-12-2023'Nữ hoàng trái cây' của Việt Nam được thị trường thế giới liên tục săn đón: xuất khẩu hàng trăm triệu USD, từng tạo hot trend không kém thanh long
- 06-12-2023Được báo Nhật gọi là 'vua xuất khẩu', Việt Nam vẫn đổ tiền mua mặt hàng này từ châu Phi: nhập khẩu tăng 3 chữ số, sản lượng 10 tháng vượt cả năm 2022
- 04-12-2023Việt Nam sở hữu loại 'trái cây hạnh phúc' khiến người Trung Quốc mê mẩn: xuất khẩu hơn 200 triệu USD, bầu Đức bán được gần 40 nghìn tấn trong tháng 10
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản của Việt Nam trong tháng 10 đã thu về hơn 841 triệu USD, tăng 3,4% so với tháng trước đó. Tính chung trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nhóm hàng này đạt trên 7,44 tỷ USD, giảm 20,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, xuất khẩu các nhóm hàng thủy sản chủ lực vẫn ghi nhận giảm so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, một mặt hàng thuộc nhóm nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam lại được nhiều thị trường quốc tế tích cực đón nhận.
Cụ thể, xuất khẩu hàu của Việt Nam trong tháng 10/2023 đạt 840 tấn, tương đương gần 2 triệu USD, tăng 37,9% về lượng và tăng 41,9% về trị giá so với tháng 10/2022. Tính chung 10 tháng đầu năm, xuất khẩu hàu mang về cho nước ta hơn 11,5 triệu USD, tương đương 5.632 tấn, tăng mạnh 89,6% về lượng và 81,6% về trị giá so với cùng kỳ. Đây cũng là mặt hàng có mức tăng mạnh nhất cả về sản lượng và kim ngạch trong số các mặt hàng xuất khẩu.
Hầu hết hàu xuất khẩu của Việt Nam được chế biến thành các sản phẩm như hàu sống, hàu hấp, hàu nướng, hàu đóng hộp,... Các thị trường nhập khẩu hàu của Việt Nam chủ yếu là các thị trường có nhu cầu tiêu thụ hải sản cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,...
Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất với 5,6 triệu USD, chiếm 48,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàu của Việt Nam. Đứng thứ hai là Trung Quốc, nước này nhập 2,1 triệu USD, chiếm 18,2% tỷ trọng. Xếp sau là Đài Loan với 1,2 triệu USD, chiếm 10,4%. Đứng thứ 4 và thứ 5 là Hàn Quốc và Nhật Bản, lần lượt chiếm 6,9% và 5,2% tỷ trọng.
Các thị trường xuất khẩu hàu còn lại có kim ngạch xuất khẩu dưới 1 triệu USD, chiếm 10,9% tổng kim ngạch xuất khẩu hàu của Việt Nam.
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, sự tăng trưởng đột biến trong nhóm sản phẩm này là do người tiêu dùng quốc tế ưa chuộng các sản phẩm lạ, quý hiếm của Việt Nam như hàu, hải sâm. Hải sâm là một trong số các loài sinh vật quý hiếm trên thế giới, được ví như "nhân sâm của biển". Đối với nhóm hàu, xuất khẩu đang ngày càng tăng nhờ vào việc cải thiện chất lượng và giá cả cạnh tranh hơn so với nhiều quốc gia.
Việt Nam có lợi thế đường bờ biển dài trên 3.260 km với nhiều bãi cát và vùng sinh cảnh thuận lợi cho các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ như hàu phát triển, với diện tích nuôi hàu khoảng 10.000 ha, sản lượng đạt khoảng 100.000 tấn/năm.
Ngoài hàu, mắm cũng là mặt hàng tăng trưởng trong tháng 10, đạt hơn 1,33 nghìn tấn, tương đương 2,6 triệu USD, tăng 29,6% về lượng và tăng 17,7% về trị giá. Lũy kế 10 tháng, Việt Nam xuất khẩu hơn 15 nghìn tấn, trị giá 22,43 triệu USD, tăng 46,2% về lượng nhưng giảm nhẹ 0,4% về kim ngạch.
Nhịp sống thị trường