Báu vật quốc gia của Nga đổ bộ Việt Nam tăng gấp 33 lần trong tháng đầu năm: Châu Âu tuyên bố miễn trừng phạt, Mỹ cũng phải tìm đến để mua hàng
Đây là mặt hàng châu Âu và Mỹ đã phải miễn trừng phạt bởi tầm quan trọng của Nga trên thị trường thế giới.
Phân bón là một trong những mặt hàng chiến lược quan trọng của Nga. Cùng với lúa mì, đây được mệnh danh là 2 báu vật của xứ bạch dương bởi tầm quan trọng trên thị trường thế giới.
Nga là nước sản xuất phân bón lớn nhất trên toàn cầu, chiếm khoảng 15% lượng tiêu thụ của thế giới. Sản lượng phân bón trung bình hàng năm của Nga ước tính đạt khoảng 55 triệu tấn. Đáng chú ý, Nga tăng cường xuất khẩu mặt hàng này sang nước ta ngay trong tháng đầu năm. Cụ thể, tháng 1/2023, nước ta nhập khẩu từ Nga 71.911 tấn phân bón, tương đương với hơn 43,7 triệu USD, tăng gấp 33 lần về sản lượng và tăng hơn 42 lần về trị giá so với tháng 1/2023. So với tháng 12/2023, sản lượng tăng 27% và trị giá tăng 87%.
Giá nhập khẩu đạt 609 USD/tấn, tăng 43,6% so với tháng trước đó.
Nga là nhà cung cấp phân bón lớn thứ 2 cho Việt Nam chỉ sau Trung Quốc. Trong năm 2023, nước ta nhập khẩu từ Nga 288.727 tấn phân bón, tương đương với hơn 132 triệu USD. Như vậy ngay trong tháng đầu năm, sản lượng nhập khẩu phân bón từ Nga đã bằng 1/4 so với sản lượng trong cả năm 2023 cộng lại.
Bên cạnh Nga và Trung Quốc, nước ta còn nhập khẩu phân bón từ các quốc gia khác bao gồm Lào, Hàn Quốc, Indonesia, Canada, Nhật Bản,…tính chung trong tháng 1, nước ta nhập khẩu 414.850 tấn phân bón, trị giá hơn 138,3 triệu USD, tăng mạnh 198,6% về lượng và tăng 143,7% so với cùng kỳ năm trước.
Vào đầu năm 2022, việc EU tung các biện pháp trừng phạt đối với hoạt động vận chuyển của Nga sau xung đột tại Ukraine đã khiến cho ngũ cốc và phân bón của nước này không thể xuất khẩu ra toàn cầu. Điều này đã dẫn đến cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng, với giá lúa mì và phân bón bước vào thời kỳ bão giá.
Đến ngày 20/6/2022, Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell, việc mua thực phẩm và phân bón của Nga không bị áp các lệnh trừng phạt.
“Các biện pháp trừng phạt của chúng tôi không nhằm vào thực phẩm, phân bón. Tất cả giao dịch thực phẩm và phân bón của Nga đều không gặp trở ngại nào", ông Josep chia sẻ.
Trước đó, văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính Mỹ đã công bố một giấy phép chung mới vào ngày 24/3, trong đó loại bỏ các loại phân bón của Nga khỏi các lệnh trừng phạt có thể xảy ra. Động thái này được cho nhằm mục đích bảo vệ nông dân Mỹ khỏi tình trạng thiếu hụt các sản phẩm hóa chất do giá lương thực tại nước này tăng cao.
Châu Âu và Mỹ phụ thuộc đáng kể vào nguồn cung từ Nga. Cụ thể, châu Âu nhận 25% urê, 15% amoni nitrat, 1/3 phân lân và 35% kali từ Liên bang Nga. Thị phần kali của Nga ở Mỹ là 6%, photphat là 20% và urê chiếm 13%.
Theo dữ liệu mới nhất của cơ quan thống kê Mỹ, trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2023, Mỹ đã nhập khẩu khối lượng phân bón kỷ lục của Nga- trị giá 944 triệu USD.
Bên cạnh Mỹ, lượng mua phân bón Nga của nông dân Đức đã tăng khoảng 334%, từ 38,5 nghìn tấn vào tháng 7/2022 lên 167 nghìn tấn tính đến tháng 6/2023. Chỉ riêng nhập khẩu phân urê đã tăng 304% trong nửa đầu năm 2023 so với đến cùng kỳ năm ngoái. Kết quả là tỷ trọng của Nga trong tổng lượng phân bón nhập khẩu của nước này đã tăng từ 5,6% lên gần 18%.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư