BĐS Du lịch Ninh Vân Bay: Vì đâu nên nỗi?
Sau 7 năm triển khai tham vọng trở thành công ty hàng đầu trong nước và khu vực trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng, hình thành một chuỗi các khu nghỉ dưỡng cao cấp trên cả 3 miền, nhìn lại những gì đã đạt được có thể thấy Ninh Vân Bay vẫn còn cách rất xa mục tiêu.
- 10-02-2016Ninh Vân Bay: Cả năm 2015 lỗ 127 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên 212 tỷ đồng
- 05-11-2015Ninh Vân Bay: Khoản đầu tư thất bại của "ông chủ" Inter Milan
- 17-08-2015Ninh Vân Bay (NVT): Quý 2 bất ngờ lỗ gần 87 tỷ đồng
- 29-06-2015Ninh Vân Bay: Phó tổng Giám đốc dự tính bán toàn bộ hơn 3,8 triệu cổ phiếu
Năm 2015 ghi nhận kết quả kinh doanh bết bát nhất kể từ khi niêm yết của công ty CP BĐS Du lịch Ninh Vân Bay (HOSE: NVT) với doanh thu thuần chỉ đạt hơn 96 tỷ đồng, giảm hơn 54% so với cùng kỳ 2014, trong khi kế hoạch đề ra là gần 213 tỷ đồng.
Công ty lỗ ròng tới gần 128 tỷ đồng, tụt xa so với năm 2014 (lãi gần 6 tỷ đồng) và cách quá xa so với kế hoạch (hơn 9 tỷ đồng). Theo đó, tính đến ngày 31/12/2015, lỗ lũy kế của Công ty ghi nhận con số gần 212 tỷ đồng.
Tại đại hội cổ đông 2016 vừa diễn ra, NVT đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất toàn tập đoàn trong năm 2016 dự kiến là 197 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất dự kiến 10 tỷ đồng.
Hiện nay, Ninh Vân Bay đang phải đối mặt những khoản vay nợ tài chính đến ngày đáo hạn, trong đó đáng chú ý nhất là 230 tỷ đồng trái phiếu phát hành năm 2014, hiện Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đang nắm giữ và đến tháng 5/2016, công ty sẽ phải trả khoản lãi 13.5 tỷ đồng.
Theo lý giải từ ban lãnh đạo NVT, năm 2015 là năm có nhiều khó khăn trong hoạt động của Công ty, đặc biệt là việc thiếu nguồn vốn đầu tư, áp lực từ các khoản vay ngân hàng, trái phiếu cũng như sự cạnh tranh giữa các đơn vị kinh doanh cùng ngành nghề dẫn đến hiệu quả kinh doanh của Công ty giảm sút.
Song song đó, việc tìm kiếm các đối tác hợp tác đầu tư triển khai một số dự án đang còn dở dang của Công ty gặp rất nhiều trở ngại từ các yếu tố rủi ro của thị trường bất động sản, du lịch cũng như những bất ổn của nền kinh tế nói chung. Bên cạnh đó, sự thiếu ổn định về dòng tiền, nguy cơ các khoản vay, nợ trái phiếu sắp đáo hạn là hạn chế không nhỏ khiến kế hoạch hoạt động kinh doanh của công gặp rất nhiều khó khăn.
Đồng thời, Công ty cũng tăng cường sửa chữa, nâng cấp khu nghỉ Six Senses Ninh Van Bay nên số lượng phòng bán giảm so với năm 2014. Trong kỳ Công ty đã tiến hành trích lập dự phòng các khoản đầu tư vào các Công ty Hai Dung, cũng như và nhận lại hàng bán biệt thự trả lại, dẫn đến lợi nhuận bị âm...
Được biết, NVT tiền thân là công ty CP Đầu tư và Xây dựng Tuấn Phong, thành lập vào năm 2006 với số vốn điều lệ 1 tỷ đồng, lĩnh vực hoạt động chính gồm đầu tư, xây dựng cơ bản, mua bán vật liệu xây dựng, trang thiết bị nột thất… Năm 2009 là năm đánh dấu sự thay đổi của NVT cả về quy mô và chiến lược kinh doanh, vốn tăng vọt từ 1 tỷ lên 500 tỷ đồng, lĩnh vực kinh doanh chuyển sang bất động sản nghỉ dưỡng.
Cũng từ đây, HĐQT Ninh Vân Bay thúc đẩy mạnh tham vọng bá chủ lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng trong nước với việc triển khai nhiều dự án lớn. Theo chiến lược, từ 2002-2008 NVT tập trung triển khai khu nghỉ dưỡng Six Senses Ninh Vân Bay, giai đoạn 2009-2014 là đầu tư vào 5 khu nghỉ dưỡng tại Nha Trang, Đồng Nai, Ninh Bình, Hội An và Bình Thuận.
Cụ thể, năm 2009, NVT sở hữu khu nghỉ dưỡng Six Senses Ninh Van Bay và dự án Six Senses Sai Gon River. Từ thời điểm này, dự án Six Senses Ninh Van Bay đã đem về doanh thu. Trong khi dự án Six Sences Sai Gon River mới ở giai đoạn giải phóng mặt bằng và khởi công xây dựng.
Sang đến năm 2010, NVT đã rót vốn vào hàng loạt dự án như Emeralda Ninh Bình thông qua sở hữu 51% vốn tại chủ đầu tư là công ty CP Du lịch Tân Phú; nắm 45% vốn tại Công ty TNHH Du lịch sinh thái Cồn bắp - chủ dự án Emeralda Hội An; nắm 45% vốn tại Công ty TNHH Dịch vụ và Du lịch Danh Việt - là chủ dự án LacViet New Tourist City; nắm giữ 45% vốn tại công ty CP Dịch vụ và Du lịch Đông Anh - chủ dự án khu du lịch sinh thái Đông Anh và góp 100% vốn thành lập Công ty TNHH MTV Câu lạc bộ kỳ nghỉ Ninh Vân Bay.
Tuy nhiên, sau 7 năm triển khai tham vọng trở thành công ty hàng đầu trong nước và khu vực trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng, hình thành một chuỗi các khu nghỉ dưỡng cao cấp trên cả 3 miền, nhìn lại những gì đã đạt được có thể thấy Ninh Vân Bay vẫn còn cách rất xa mục tiêu.
Cụ thể, bước đầu tiên HĐQT đã trình cổ đông việc chuyển nhượng toàn bộ 12.24% phần vốn góp tại CTCP Du lịch Tân Phú – Chủ đầu tư dự án Emeralda Ninh Bình, bởi đây là vấn để trước mắt để bảo đảm sự tồn tại của công ty, tháo gỡ khó khăn.
Đối với dự án Six Senses Sai Gon River, còn nhớ tại các kỳ Đại hội cổ đông thường niên từ năm 2012, một trong những công việc quan trọng được ban điều hành tập trung là tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng dự án này. nhằm gia tăng nguồn lực tài chính cho các dự án khác.
Được biết, Dự án Six Senses Saigon River của Ninh Vân Bay nằm tại huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. Đây là Dự án khu nghỉ dưỡng 5 sao, có tổng vốn đầu tư vốn đầu tư 950 tỷ. Tổng diện tích dự án 55,3 ha, trong đó giai đoạn 1 là 32,5 ha với 154 biệt thự và phòng khách sạn.
Tuy nhiên, mãi đến kỳ đại hội cổ đông thường niên năm 2016, HĐQT NVT vẫn tiếp tục trình cổ đông phương án xử lý số phận dự án này trong bối cảnh công ty cạn kiệt nguồn vốn đầu tư.
Theo đó, phương án thứ nhất là Công ty sẽ tiếp tục triển khai các dự án gồm Six Senses Saigon River, hiện Công ty đang nắm giữ 90% vốn góp. Theo đó, công ty sẽ phải huy động thêm vốn từ các nhà đầu tư để duy trì thực hiện dự án, dưới hình thức góp vốn trực tiếp hoặc phát hành thêm cổ phần. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo nhận thấy việc này sẽ tiềm ẩn nhiều khó khăn.
Phương án thứ hai là tiếp tục việc bán các phần vốn góp tại các công ty con, liên kết và chuyển nhượng các dự án quá sức của Công ty. Cụ thể, NVT dự kiến sẽ chuyển nhượng dự án Six Senses Saigon River để dồn sức tập trung triển khai dự án Ana Mandara Hội An.
Trí Thức Trẻ