Bé gái 2 tuổi bị nhiễm trùng huyết nặng dẫn đến vỡ ruột, bác sĩ nhắc nhở vai trò của việc rửa tay
Một bé gái 2 tuổi ở thành phố Miêu Lật (Trung Quốc) phải mổ cấp cứu vì bị vỡ ruột do không rửa tay trước khi ăn.
- 21-04-2021Cà tím là "siêu thực phẩm" của người Nhật, có 13 hợp chất chống ung thư nhưng đừng ăn trong 4 trường hợp lưu ý này
- 21-04-2021Động thái hiếm có của Nữ hoàng Anh khi truyền thông liên tục bàn tán về nghi vấn thoái vị, an dưỡng sau sự ra đi của người chồng 73 năm
- 21-04-20214 món quà chất đầy tâm tư mà Hoàng thân Philip tặng cho Nữ hoàng Anh, trở thành kỷ vật đi cùng bà suốt những năm tháng đẹp nhất đời
Cách đây vài ngày, cô bé kể trên có triệu chứng tiêu chảy kéo dài, đau dạ dày, dù đã đến một số phòng khám để điều trị nhưng tình trạng này không thuyên giảm. Sau đó, cơn đau bụng của cô bé ngày càng trở nên trầm trọng hơn nên được gia đình đưa đến bệnh viện.
Khi nhập viện, cô bé có các triệu chứng nhiễm trùng huyết như thiểu niệu, chụp cắt lớp vi tính cho thấy có khí tự do bất thường trong ổ bụng. Do đó, bác sĩ nghi ngờ bệnh nhi bị vỡ ruột nên đã bố trí mổ cấp cứu. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ tìm ra đoạn ruột già bên phải bị vỡ bằng phương pháp mổ hở xâm lấn tối thiểu và khâu lại thành công. Cô bé đã hồi phục tốt sau ca mổ.
Ảnh minh họa
Chụp cắt lớp vi tính cho thấy có khí hư bất thường (khoanh đỏ) và cổ trướng (khoanh xanh) trong ổ bụng bệnh nhi
Bác sĩ Feng Qian, Chuyên khoa Phẫu thuật nhi tại Bệnh viện Daqian, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhi kể trên, cho biết: Khi hỏi bệnh sử, bà của bé gái phát hiện cô bé đã ăn mà không rửa tay sau khi chạm vào trứng. Kết quả kiểm tra loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng huyết cho cô bé là Salmonella.
Salmonella thuộc họ Enterobacteriaceae là loại vi khuẩn hình que, sinh sống trong đường ruột, gây ra rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, sốt và tiêu chảy kéo dài, thậm chí tử vong do viêm não hoặc vỡ ruột. Vi khuẩn truyền nhiễm từ động vật sang người, hoặc truyền nhiễm qua thực phẩm, đặc biệt là qua trứng và thịt gia cầm.
Bác sĩ Feng Qian, Chuyên khoa Phẫu thuật nhi tại Bệnh viện Daqian
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ nhiễm khuẩn Salmonella ngày càng tăng, hàng năm có khoảng hơn 16 triệu ca nhiễm mới, hơn nửa triệu trong số đó đã tử vong.
Loại vi khuẩn này không thể tiêu diệt bằng cách làm đông lạnh mà nó chỉ phát triển chậm lại. Nó có thể tồn tại trong phân khô tới 2,5 năm.
Salmonella chỉ bị tiêu diệt trong môi trường có axit. Xà phòng diệt khuẩn cũng phải mất vài phút để tiêu diệt chúng. Ánh sáng mặt trời giúp tăng tốc độ tiêu diệt loại vi khuẩn này.
Trẻ em và người lớn tuổi có hệ miễn dịch yếu nếu bị nhiễm vi khuẩn này mà không được chữa trị kịp thời có thể bị vỡ ruột gây viêm phúc mạc, dẫn đến sốc nhiễm trùng, thậm chí là tử vong.
Để ngăn ngừa nhiễm khuẩn Salmonella, bác sĩ Feng Qian khuyến cáo mọi người cần:
- Thực phẩm nên được nấu chín kĩ ở nhiệt độ trên 75 độ C trong ít nhất 10 phút.
- Trứng tươi cần bảo quản trong tủ lạnh.
- Quan trọng nhất, hãy rèn luyện thói quen ăn chín uống sôi, luôn luôn rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi tiếp xúc với động vật, các thực phẩm từ động vật.
Các bậc phụ huynh cũng hãy luôn để ý đến con mình, rèn cho trẻ thói quen vệ sinh tốt ngay từ bé, đừng để xảy ra trường hợp đáng tiếc như cô bé nêu trên.
Nguồn và ảnh: ETtoday, WHO, Healthline
Pháp luật và Bạn đọc