MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bé trai mới 12 tuổi đã bị bệnh gút, nguyên nhân là loại thức uống bán đầy rẫy khắp nơi không ai ngờ tới này

20-01-2019 - 11:05 AM | Sống

Thấy khớp ngón chân cái bị đau âm ỉ, Tiểu Đậu đi khám và được bác sĩ chẩn đoán bị bệnh gút. Thế nhưng không ai tin được khi biết nguyên nhân thực sự gây ra căn bệnh ở cậu bé.

Bị gút ở tuổi 12 bởi loại nước ép quá đỗi phổ biến

Mọi người đều cho rằng nước ép trái cây tươi rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu cho trẻ uống quá nhiều sẽ gây ra những tác hại khôn lường và trường hợp của cậu bé 12 tuổi bị bệnh gút dưới đây là một minh chứng.

Khớp ngón chân cái của cậu bé Tiểu Đậu - 12 tuổi đến từ Vũ Hán (Trung Quốc) bị đau âm ỉ. Lúc đầu, cậu bé nghĩ rằng là do bản thân trong khi hoạt động có thể dẫn đến bị thương, nào ngờ đến ngày hôm sau tình trạng đau khớp ngón chân càng dữ dội. Tiểu Đậu đau không chịu nổi nên gia đình đã đưa cậu đến Khoa Thấp khớp và Miễn dịch thuộc Bệnh viện số 1 thành phố Vũ Hán để được chẩn đoán.

Sau khi chẩn đoán, bác sĩ cho biết Tiểu Đậu bị bệnh gút, cậu bé mới chỉ 12 tuổi tại sao đã bị bệnh của người lớn? Sau khi tìm hiểu, bác sĩ cho rằng nguyên nhân có liên quan đến nước ép trái cây - loại nước uống mà rất nhiều người thích. Nhìn vào các cửa hàng bên đường, trong siêu thị đều bán các loại nước ép chua ngọt này nhưng mọi người không ngờ rằng những loại nước ép này lại là "thủ phạm" gây ra bệnh gút.

Bé trai mới 12 tuổi đã bị bệnh gút, nguyên nhân là loại thức uống bán đầy rẫy khắp nơi không ai ngờ tới này - Ảnh 1.

Tiểu Đậu mới 12 tuổi nhưng đã bị bệnh gút do uống quá nhiều nước ép trái cây (Ảnh minh họa)

Bác sĩ nói rằng bình thường Tiểu Đậu rất thích uống nước trái cây ép tươi, nước hoa quả đóng chai trong siêu thị và các loại đồ uống ngọt khác. Thậm chí cậu bé còn uống nước ép trái cây thay nước trắng vì gia đình cho rằng, nước ép trái cây rất tốt cho cơ thể trẻ nên cũng không để ý quá nhiều. Theo các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, lượng đường trái cây (fructose) đi vào cơ thể quá lớn là một nguyên nhân quan trọng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh gút và tăng axit uric máu.

Tiêu thụ quá nhiều đồ uống có đường gây ra bệnh gút

Lượng fructose trong chế độ ăn hàng ngày chủ yếu là từ đồ uống có đường, đồ ngọt và trái cây. Hiện nay, hầu hết các loại đồ uống và món tráng miệng trên thị trường đều có hàm lượng đường rất cao, rất nhiều bệnh nhân hoặc cha mẹ không nhận thức được sự nguy hiểm của đường trái cây (fructose) do đó những đứa trẻ tiêu thụ quá nhiều đồ uống có đường sẽ dẫn đến bệnh gút.

Ngoài ra nhiều bậc cha mẹ lo lắng về nước ép trái cây đóng chai bán trên thị trường không lành mạnh, vì vậy mỗi ngày tự ép nước trái cây cho trẻ để bổ sung vitamin cần thiết, tuy nhiên phương pháp này cũng không được khuyến khích. Để ép được một ly nước trái cây cần ít nhất từ 2, 3 quả, rất nhiều trẻ cảm thấy uống một cốc nước trái cây ép vẫn không thỏa mãn mà còn thích uống vài cốc. Lúc này lượng đường trong cơ thể vượt quá mức cho phép, điều này không chỉ dẫn đến bệnh gút mà còn gây béo phì và bệnh tiểu đường.

Bé trai mới 12 tuổi đã bị bệnh gút, nguyên nhân là loại thức uống bán đầy rẫy khắp nơi không ai ngờ tới này - Ảnh 2.

Cha mẹ nên cho trẻ ăn trái cây tươi trực tiếp thì sẽ tốt hơn nhiều (Ảnh minh họa)

Uống nước ép trái cây khác với ăn trái cây. Đại đa số mọi người đều cho rằng uống nước trái cây thực sự không tốt bằng ăn trái cây trực tiếp và đây là 4 lý do:

1. Mất chất dinh dưỡng

So với trái cây tươi, chất xơ và một số thành phần dinh dưỡng giúp bảo vệ sức khỏe ở trái cây đã bị loại bỏ trong quá trình làm nước ép, vitamin C và chất chống oxy hóa cũng bị mất rất nhiều.

2. Hàm lượng đường cao

Trẻ uống một cốc nước ép nguyên chất, cơ thể đã hấp thu từ 20-40 gram đường, 40 gram đường tương đương với nửa bát cơm, mỗi ngày uống 3, 4 cốc. Bảo sao nhiều trẻ càng ngày càng béo phì, mắc nhiều loại bệnh của người lớn.

3. Lượng đường trong máu tăng nhanh

Trái cây ở trạng thái đặc, cần phải nhai và tốc độ làm rỗng dạ dày chậm, trong khi nước ép ở trạng thái lỏng, chỉ uống không cần nhai, tốc độ làm rỗng trong dạ dày cũng nhanh và tốc độ hấp thu trong đường ruột cũng tương đối nhanh. Lượng đường trong máu tăng nhanh hơn nhiều, nguy cơ khiến trẻ mắc bệnh tiểu đường ngày càng cao.

4. Khiến trẻ uống nhiều hơn

Mọi người uống nước trái cây nhanh hơn nhiều so với ăn trái cây và cảm giác no khi uống nước ép ít hơn nhiều so với ăn trái cây trực tiếp. Nếu ăn 1 hoặc 2 quả táo sẽ có thể làm đầy dạ dày nhưng sau khi uống 1 một cốc nước ép, không khó để uống cốc thứ 2. Đặc biệt nước ép chứa lượng đường rất lớn, thời gian dài sử dụng sẽ dẫn đến tăng trọng lượng cơ thể và tiềm ẩn nguy cơ nhiều các loại bệnh.

Do vậy, khuyến cáo cha mẹ nên cho trẻ uống ít nước ép trái cây, thay vào đó là ăn trái cây trực tiếp để hấp thụ hết chất dinh dưỡng trong trái cây, giảm lượng đường hấp thụ vào cơ thể. Đồng thời bổ sung nhiều nước lọc và ăn thêm nhiều rau xanh, đây mới là chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ, tránh cho trẻ mắc các bệnh nguy hiểm.

Nguồn: Sohu

Theo Khánh Ly

Helino

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên